Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
- Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
- Những trường hợp nào văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh sẽ chấm dứt hiệu lực?
- Trường hợp nào văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh đương nhiên hết hiệu lực?
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh?
Căn cứ vào Điều 20 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay
1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong Thông tư này gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền) là:
a) Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay có số tiền vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương);
b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính: đối với các khoản vay có số tiền vay đến 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương) trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận.
2. Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm số tiền vay, thay đổi đồng tiền vay, thay đổi trụ sở chính của bên đi vay, thay đổi bên đi vay sang doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn tỉnh, thành phố khác làm thay đổi Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay:
a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đến cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài lần gần nhất.
b) Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nhất làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay của bên đi vay. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi, Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nhất chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi (nếu có) đã thực hiện của khoản vay cho Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này để Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý.
3. Trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
4. Tỷ giá sử dụng để xác định Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi của khoản vay nước ngoài liên quan đến số tiền vay.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan sẽ có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh sẽ chấm dứt hiệu lực?
Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay
Cơ quan có thẩm quyền xử lý đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trong trường hợp hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
Như vậy, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh sẽ chấm dứt hết hiệu lực khi thuộc trường hợp nêu trên.
Trường hợp nào văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh đương nhiên hết hiệu lực?
Tại Điều 23 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đương nhiên hết hiệu lực
1. Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận mà bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn khoản vay theo quy định tại Thông tư này.
2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục thực hiện khoản vay, bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay.
Như vậy, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh đương nhiên hết hiệu lực khi thuộc trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?