Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy?
- Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy là bao lâu?
- Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024?
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ khoản 8 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
...
8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
c) Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này ra quyết định tạm đình chỉ.
Như vậy, Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, và hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
- Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, và Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với các đối tượng như trên, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ, họ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền trên ra quyết định tạm đình chỉ.
Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thời hạn tạm đình chỉ hoạt động như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
...
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động không vượt quá 30 ngày.
Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định trường hợp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; không bảo đảm giải pháp ngăn cháy lan giữa các khoang cháy, gian phòng của cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, cháy nổ A, B, C; không có đủ số lượng lối thoát nạn theo quy định;
- Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Công an có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện;
Như vậy, trên đây là cá trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
>> Phụ lục V: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?