Cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
- Cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
- Cơ quan nào được xem là cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương?
- Cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương?
Cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 59 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan chủ trì
1. Cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nhà nước được Chính phủ giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp áp dụng đối với biện pháp quản lý ngoại thương đó có quy định khác.
2. Trong trường hợp có từ hai cơ quan nhà nước được giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp cụ thể, các cơ quan này phải thống nhất để một trong các cơ quan này là Cơ quan chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp Chính phủ Việt Nam bị kiện, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn mà không thống nhất được Cơ quan chủ trì, các cơ quan này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công hoặc thay đổi Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
b) Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với Chính phủ nước ngoài tham gia vụ việc tranh chấp và với cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
c) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
d) Phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối lựa chọn, thuê và giám sát tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) tư vấn giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
g) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có việc thuê chuyên gia kỹ thuật và mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
h) Tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đầu mối và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo Nghị định này và quy định pháp luật.
Theo như quy định trên thì cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan được Chính phủ giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương.
Cơ quan chủ trì giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào được xem là cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 60 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan đầu mối
1. Bộ Công Thương là Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Theo đó, Bộ Công thương chính là cơ quan đầu mối trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
Cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương?
Căn cứ vào Điều 61 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, được Cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì, Cơ quan đầu mối.
c) Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Như vậy, cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ có nhiệm vụ, quyền hạn sau trong tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương:
- Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì, Cơ quan đầu mối.
- Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Hàng không Việt Nam là đơn vị trực thuộc cơ quan nào? Đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam?
- Mẫu văn bản thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu mới nhất? Tải về văn bản thỏa thuận?
- Lịch treo cờ tổ quốc chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước như thế nào?
- Chính sách chế độ đối với Dân quân tự vệ không tham gia bảo hiểm xã hội theo Nghị định 72? Trình tự giải quyết chính sách?
- Bắn đại bác lễ tổng duyệt mừng đại lễ 30 4 diễn ra khi nào? Bắn đại bác được cử hành trong nghi thức nào của Việt Nam?