Có phải dự án đầu tư mới của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư không?
Dự án đầu tư mới của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư có đúng không?
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
- Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về việc thực hiện dự án đầu tư và hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
- Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới ngoài dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục sau:
+ Tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
+ Tổ chức kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 72 Luật Đầu tư 2020. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên, chỉ những trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì mới tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư cho dự án đó, còn những trường hợp thuộc điểm b khoản 1 Điều 64 Nghị định 31/2021/NĐ-CP chỉ cần thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 72 Luật Đầu tư 2020.
Có phải dự án đầu tư mới của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều phải tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư không?
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm những gì?
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 Luật Đầu tư 2020.
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 Luật Đầu tư 2020 và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư 2020.
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020.
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 61 Luật Đầu tư 2020, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký Đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:
- Đối với các dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
+ Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 Luật Đầu tư 2020.
+ Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Đầu tư 2020.
+ Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?