Có những hình thức bồi thường nào trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại?

Cho tôi hỏi: Căn cứ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như thế nào? Câu hỏi của chú Nhượng đến từ Hưng Yên.

Căn cứ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như thế nào?

Căn cứ tại Điều 51 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về căn cứ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như sau:

- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.

- Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

- Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.

Căn cứ bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như thế nào?

Có những hình thức bồi thường nào trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại? (Hình từ Internet)

Có những hình thức bồi thường nào trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Hình thức bồi thường
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường được thực hiện bằng tiền.
3. Trường hợp bồi thường quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.

Như vậy theo quy định trên hình thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại bao gồm:

- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại.

- Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác.

- Trả tiền bồi thường.

Giám định tổn thất trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại?

Căn cứ tại Điều 53 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về giám định tổn thất trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như sau:

- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chi trả.

- Trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể thỏa thuận thuê giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp các bên không thoả thuận được việc thuê giám định viên độc lập thì một trong các bên có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền hoặc Trọng tài trưng cầu giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như thế nào?

Căn cứ tại Điều 54 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại như sau:

- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trường hợp người thứ ba có trách nhiệm bồi thường do hành vi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm thì thực hiện như sau:

+ Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trả tiền bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp đã bồi thường.

+ Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.

- Khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện quyền yêu cầu bồi hoàn đối với người thứ ba, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài các tài liệu cần thiết và thông tin liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người được bảo hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là gì?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là gì? Trường hợp được giao kết mà do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm thì thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm tài sản có chịu thuế TNCN? Ngoài bảo hiểm tài sản thì bảo hiểm phi nhân thọ loại nào?
Pháp luật
Bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thiệt hại được bảo hiểm khi nào? Việc giao kết loại hợp đồng này cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Đối tượng nào được mua bảo hiểm tài sản? Trường hợp xảy ra tổn thất thì người mua bảo hiểm có được bồi thường bằng tài sản khác không?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm tài sản có bị vô hiệu trong trường hợp được giao kết do bị lừa dối vì công ty bảo hiểm cố ý cung cấp sai sự thật không?
Pháp luật
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản thì bên mua có cần bảo đảm các điều kiện để đảm bảo an toàn cho tài sản hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị và phát sinh trường hợp bảo hiểm thì cần xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có những hình thức bồi thường nào trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị thì có đương nhiên bị vô hiệu theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm tài sản
9,513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm tài sản Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo hiểm tài sản Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào