Có hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hay không? 

Có hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hay không? 

Có hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh như sau:

- Không sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các trường hợp sau đây:

+ Thể hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 9 và hành vi vi phạm nghĩa vụ của người hút thuốc lá quy định tại Điều 13 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án các hành vi này;

+ Ca ngợi tổ chức, cá nhân thành công từ sản xuất, kinh doanh thuốc lá;

+ Thể hiện trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em;

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

- Việc sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL.

Như vậy, pháp luật quy định những hạn chế về hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh nhằm đảm bảo hình ảnh đúng, phù hợp với tất cả khán giả, nhất là những khán giả trẻ.

Có hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hay không? 

Có hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hay không? (Hình từ Internet)

Diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh được quy định thế nào?

Tại Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL có quy định về về diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu như sau:

- Diễn viên được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm sân khấu trong các trường hợp sau đây:

+ Khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật;

+ Tái hiện một giai đoạn lịch sử nhất định;

+ Phê phán, lên án hành vi sử dụng thuốc lá;

+ Các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng nghệ thuật.

- Khi sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật, diễn viên không thực hiện hành vi hút thuốc thật trên sân khấu.

Ngoài ra, Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL cũng có quy định về về diễn viên sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh như sau:

- Diễn viên được sử dụng thuốc lá nhằm mục đích nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh trong các trường hợp sau đây:

+ Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL;

+ Các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật khác được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định,

- Trường hợp phim có nhiều cảnh diễn viên sử dụng thuốc lá theo đánh giá của Hội đồng thẩm định thì việc phổ biến phim phải bảo đảm một trong các yêu cầu sau đây:

+ Được phân loại để phổ biến theo lứa tuổi phù hợp. Việc phân loại phim dựa vào các tiêu chí tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL;

+ Có cảnh báo sức khỏe về tác hại của thuốc lá bằng chữ hoặc hình ảnh.

Ngoài ra, Phụ lục kèm theo Thông tư 25/2018/TT-BVHTTDL còn quy định phân loại phim có hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá được thực hiện thông qua những tiêu chí như sau:

STT

Loại phim

Tiêu chí phân loại

1

P

Phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng

Không chấp nhận hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án hành vi này hoặc các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật nhưng không miêu tả chi tiết, diễn ra ít, thời lượng rất ngắn.

2

C13

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13.

Không chấp nhận hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án hành vi này hoặc các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật, nhưng không miêu tả chi tiết, mức độ diễn ra hợp lý, thời lượng ngắn.

3

C16

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16.

Không chấp nhận hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án hành vi này hoặc các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật, nhưng không miêu tả chi tiết, mức độ diễn ra không thường xuyên, thời lượng hợp lý.

4

C18

Phim cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18.

Không chấp nhận hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trừ trường hợp nhằm phê phán, lên án hành vi này hoặc các trường hợp nhằm mục đích nghệ thuật, mức độ diễn ra và thời lượng phù hợp với nội dung phim.

Diễn viên lạm dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh bị phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;

- Cung cấp thông tin không có cơ sở khoa học, không chính xác về thuốc lá và tác hại của thuốc lá;

- Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ;

- Không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật.

Theo đó, diễn viên lạm dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi sản phẩm để khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm. Trường hợp không khắc phục được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy.

Lưu ý: căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định rằng mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Xét theo quy định trên, nếu tổ chức không hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong các tác phẩm sân khấu, điện ảnh theo quy định của pháp luật có thể bị phạt hành chính từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phòng chống tác hại của thuốc lá Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chóng tác hại của thuốc lá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh hay không? 
Pháp luật
Vì sao trên bao thuốc lá lại ghi nhãn cảnh báo sức khỏe 'Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn'?
Pháp luật
Trong thuốc lá có phải chứa chất hắc ín gây ung thư hay không? Người chưa đủ 18 tuổi có được sử dụng thuốc lá hay không?
Pháp luật
Ngày 31 tháng 5 có phải là Ngày thế giới không thuốc lá hay không? Mục đích của việc thành lập Ngày thế giới không thuốc lá là gì?
Pháp luật
Phòng Nghiệp vụ thuộc Cơ quan Điều hành Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Nội dung giáo dục, tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục gồm những gì?
Pháp luật
Công tác thực hiện phòng chống tác hại của thuốc lá trong ngành giáo dục phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Pháp luật
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá được quy định như thế nào? Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Pháp luật
Phòng Giám sát và đánh giá thuộc Cơ quan Điều hành Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá thực hiện chức năng gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tác hại của thuốc lá
1,024 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tác hại của thuốc lá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống tác hại của thuốc lá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào