Có được ủy quyền cho người khác đi trích lục khai sinh của người thân đã mất hay không? Thủ tục trích lục khai sinh của người thân đã mất năm 2023?
Ai có quyền yêu cầu trích lục khai sinh của người thân đã mất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trích lục hộ tịch như sau:
Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định như sau về cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc:
Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
1. Cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
2. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính.
3. Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết.
Như vậy, cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính là người có quyền yêu cầu trích lục khai sinh của người thân đã mất từ bản gốc.
Có được ủy quyền cho người khác đi trích lục khai sinh của người thân đã mất hay không? Thủ tục trích lục khai sinh của người thân đã mất năm 2023?
Có được ủy quyền cho người khác đi trích lục khai sinh của người thân đã mất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP, quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch:
Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
Theo đó, việc xin trích lục khai sinh của người thân đã mất thuộc trường hợp quy định tại Điều 3 Luật Hộ tịch 2014. Đồng thời, theo quy định trên người có quyền yêu cầu trích lục hộ tịch là giấy khai sinh của người thân đã mất được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay.
Do đó, các đối tượng có quyền yêu cầu trích lục khai sinh của người thân đã mất được phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay việc trích lục khai sinh.
Thủ tục trích lục khai sinh của người thân đã mất năm 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014, thủ tục trích lục khai sinh của người thân đã mất thông qua người ủy quyền như sau:
Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Như vậy, người được ủy quyền thực hiện thay việc trích lục khai sinh của người thân đã mất sẽ gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục giấy khai sinh của người đã mất.
Thời hạn giải quyết yêu cầu cấp bản sao trích lục khai sinh của người thân đã mất là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014:
Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch
...
2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Theo đó, ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?