Có được sử dụng lại BHYT hộ gia đình sau khi nghỉ việc? Mức đóng BHYT hộ gia đình hiện nay ra sao?
Có được sử dụng lại BHYT hộ gia đình sau khi nghỉ việc?
Căn cứ Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 sửa đổi bổ sung Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
Đối chiếu quy định trên, khi đi làm tại công ty sẽ tham gia BHYT theo nhóm 1 (do người lao động và người sử dụng lao động đóng) và thẻ BHYT theo nhóm 5 (nhóm hộ gia đình) được cấp trước đó sẽ được báo giảm và cơ quan BHXH sẽ hoàn trả tiền đóng BHYT.
Trường hợp của đã nghỉ làm tại doanh nghiệp thì thẻ BHYT đã cấp theo đối tượng người lao động chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối cùng của tháng báo giảm (tương ứng với số tiền doanh nghiệp đã đóng BHYT).
Để tránh gián đoạn tham gia BHYT quá 3 tháng, ảnh hưởng đến thời điểm có giá trị sử dụng của thẻ (mới) và quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục theo quy định thì cần nhanh chóng liên hệ và cung cấp mã số BHXH in trên thẻ BHYT cấp trước đó cho Tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT nơi cư trú để được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tiếp tục tham gia đóng BHYT và được cấp thẻ BHYT (mới) theo đối tượng hộ gia đình.
Có được sử dụng lại BHYT hộ gia đình sau khi nghỉ việc? Mức đóng BHYT hộ gia đình hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Mức đóng BHYT hộ gia đình hiện nay ra sao?
Căn cứ Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế
Tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Theo đó, mức đóng BHYT đối với BHYT hộ gia đình được xác định như sau:
- Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở);
- Người thứ 3: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở);
- Người thứ 4: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở);
- Người thứ 5 trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).
Cụ thể, mức đóng BHYT hộ gia đình hiện nay như sau:
Đối tượng | Mức đóng (đồng/tháng) |
Người thứ nhất | 81.000 |
Người thứ hai | 56.700 |
Người thứ ba | 48.600 |
Người thứ tư | 40.500 |
Người thứ năm trở đi | 32.400 |
Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế hiện nay?
Căn cứ Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế như sau:
- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi ( được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)
- Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)
- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?