Có được miễn xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đeo tai nghe để tra chỉ dẫn đường khi lái xe không?
Lái xe đeo tai nghe để nghe hướng dẫn chỉ đường có được miễn xử phạt vi phạm hành chính về ATGT không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, việc sử dụng tai nghe (thiết bị âm thanh) là hành vi không được thực hiện đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy. Theo đó, người vi phạm quy định này tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Về các trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ không thực hiện trong các trường hợp:
(1) Tình thế cấp thiết;
(2) Phòng vệ chính đáng;
(3) Sự kiện bất ngờ;
(4) Sự kiện bất khả kháng;
(5) Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính hoặc dưới 14 tuổi.
Do đó, đối chiếu với trường hợp đeo tai nghe để tra chỉ dẫn đường khi lái xe, người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có thể chứng minh mình thuộc vào 01 trong các trường hợp nêu trên.
Đối với trường hợp (5) mặc dù người thực hiện hành vi vi phạm sẽ không bị xử phạt hành chính, tuy nhiên, chủ xe - người đã giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. (trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt là 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng).
Có được miễn xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đeo tai nghe để tra chỉ dẫn đường khi lái xe không?
Mức phạt vi phạm hành chính cho hành vi đeo tai nghe khi lái xe hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi và bãi bỏ bởi điểm g khoản 34 và điểm b khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này;
d) Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
g) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Như vậy, hiện nay, mức phạt vi phạm hành chính cho hành vi đeo tai nghe khi lái xe là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Phụ nữ có thai có được xem là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
...
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
Như vậy, theo quy định được trích dẫn nêu trên thì phụ nữ mang thai là một trong những tình tiết được xem xét giảm nhẹ trong trường hợp xử lý vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?