Có được dùng kết quả phân tích đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân loại hàng hóa có tác dụng bổ sung kẽm vào thức ăn chăn nuôi?

Cho hỏi có được dùng kết quả phân tích đối với hàng hóa xuất khẩu để phân loại hàng hóa có tác dụng bổ sung kẽm vào thức ăn chăn nuôi? Câu hỏi của anh Thanh đến từ Biên Hòa

Căn cứ để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Hải quan 2014 (được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP) như sau:

Phân loại hàng hóa
1. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
...

Như vậy, căn cứ để xác định tin gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam:

- Hồ sơ hải quan;

- Tài liệu kỹ thuật;

- Các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Có được dùng kết quả phân tích đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân loại hàng hóa có tác dụng bổ sung kẽm vào thức ăn chăn nuôi?

Có được dùng kết quả phân tích đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân loại hàng hóa có tác dụng bổ sung kẽm vào thức ăn chăn nuôi? (Hình từ Internet)

Người khai hải quan có được sử dụng kết quả phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân loại hàng hóa?

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được hướng dẫn bởi Mục 1 Công văn 18195/BTC-TCHQ năm 2015) như sau:

Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế;

Đồng thời, theo kết luận tại Công văn 3158/TCHQ-TXNK 2022 phân loại hàng hóa, căn cứ theo quy định nêu trên thì người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan hải quan lấy mẫu thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.

Trường hợp chưa được lấy mẫu phân tích hàng hóa thì cần làm gì để khai báo hải quan?

Theo Công văn 3158/TCHQ-TXNK 2022 phân loại hàng hóa, Tổng Cục hải quan hướng dẫn như sau:

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu của Công ty TNHH Advance Pharma Việt Nam chưa được lấy mẫu để thực hiện phân tích, phân loại thì Công ty có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của Pháp luật hoặc căn cứ thực tế hàng hóa, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng cho việc khai báo hải quan.

Như vậy, trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa được lấy mẫu để thực hiện phân tích, phân loại thì Công ty có thể sử thực hiện các cách sau để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng cho việc khai báo hải quan:

- Sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của Pháp luật;

- Căn cứ thực tế hàng hóa, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai chi tiết CO form B của Việt Nam cấp cho hàng hóa xuất khẩu? Mẫu CO form B là mẫu nào? Khi nào thì phải sử dụng Tờ khai bổ sung CO form B?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất được làm thủ tục hải quan tại địa điểm nào theo quy định?
Pháp luật
Quảng cáo sai sự thật về xuất xứ nguyên liệu trong chế biến thức ăn chăn nuôi bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13052:2021 quy định dụng cụ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có được bảo lãnh tiền thuế không? Nếu được thì thời hạn bão lãnh là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật khi nhập khẩu có cần phải đáp ứng yêu cầu gì không?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố trên Cổng thông tin điện tử vẫn được nhập khẩu trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại có bắt buộc phải có phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi hay không?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trị giá CIF là gì? Cách tính LVC theo Trị giá CIF đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân đề nghị cấp C/O có được lựa chọn công thức tính LVC không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
1,646 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi Hàng hóa xuất khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào