Có được đóng Bảo hiểm xã hội khi làm việc không đủ ngày công trong tháng? Nghỉ lễ có được tính ngày làm việc đóng BHXH không?
Các lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội là gì?
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi.
- Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
- Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
- Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.
- Hưởng chế độ lương hưu.
- Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
Ai là đối tượng phải đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định c như sau:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
+Cán bộ, công chức, viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, khi thuộc các trường hợp này thì người lao động phải tham gia đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Làm việc bao nhiêu ngày trong tháng thì được đóng Bảo hiểm xã hội?
Hiện theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nội dung quy định:
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Như vậy, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Có được đóng Bảo hiểm xã hội khi làm việc không đủ ngày công trong tháng? Nghỉ lễ có được tính ngày làm việc đóng BHXH không?(Hình internet)
Nghỉ lễ có được tính ngày công đóng Bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch)
+ Tết Âm lịch: 05 ngày
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau)
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo nội dung trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Vì vậy, trường hợp người lao động nghỉ vào những dịp lễ, tết sẽ được hưởng nguyên lương. Do đó, vẫn sẽ được tính vào ngày công để đóng BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?