Có cấm uống rượu bia tại cơ sở giáo dục hay không? Nếu uống rượu bia tại cơ sở giáo dục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Có cấm uống rượu bia tại cơ sở giáo dục hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, những địa điểm sau đây không được uống rượu, bia:
Địa điểm không uống rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định thêm 03 địa điểm công cộng không được uống rượu, bia, gồm:
Địa điểm công cộng không được uống rượu, bia
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt.
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Theo như quy định trên thì hiện nay cấm uống rượu bia tại cơ sở giáo dục trong thời gian làm việc, giảng dạy, học tập.
Có cấm uống rượu bia tại cơ sở giáo dục hay không? Nếu uống rượu bia tại cơ sở giáo dục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Uống rượu, bia tại nơi bị cấm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm các quy định về uống rượu bia và địa điểm không uống rượu, bia như sau:
Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
....
Như vậy, có nghĩa là, người nào uống rượu bia tại nơi bị cấm uống rượu bia thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Uống rượu bia trong giờ làm việc hành chính có bị phạt không?
Trước hết, có thể hiểu giờ hành chính là thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể hiểu giờ hành chính được tính 08 giờ/ngày. Giờ hành chính này sẽ không kể thời gian nghỉ trưa.
Thông thường, giờ hành chính trong các cơ quan, doanh nghiệp thường chia thành 2 buổi sáng, chiều:
- Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.
- Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
- Trong một tuần, thời gian làm việc thường kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào 2 ngày cuối tuần (hoặc làm việc đến thứ bảy và nghỉ ngày chủ nhật).
Tuy nhiên, giờ hành chính áp dụng với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch khác nhau hoặc chênh lệch theo mùa nhưng đảm bảo tối đa 8 giờ/ngày.
Đồng thời, tại Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia, cụ thể như sau:
Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Như vậy, trường hợp uống rượu bia trong giờ làm việc có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?