Có các loại biển báo khu đông dân cư nào? Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư có thể bị phạt lên đến 5 triệu đồng?
Có các loại biển báo khu đông dân cư nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3.2 Điều 3 Phần 1 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).
Theo khoản 36.1 Điều 36 Phần 1 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, có hai loại biển báo khu đông dân cư sau:
* Biển số R.420 (Biển bắt đầu khu đông dân cư):
Biển báo bắt đầu khu dân cư được dùng để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư.
* Biển số R.421 (Biển hết khu đông dân cư):
Biển báo hết khu đông dân cư để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư. Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết phạm vi phải tuân theo những quy định đi đường được áp dụng ở khu đông dân cư đã hết hiệu lực.
Các biển báo nêu trên là biển hiệu lệnh, biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành.
Có các loại biển báo khu đông dân cư nào? Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ trong khu đông dân cư có thể bị phạt lên đến 5 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Tốc độ cho phép khi điều khiển xe máy trong khu đông dân cư là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) như sau:
* Đối với đoạn đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên:
- Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông: Tốc độ tối đa = 40 km/h.
- Các phương tiện cơ giới còn lại: Tốc độ tối đa = 60 km/h.
* Đối với đoạn đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới
- Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông: Tốc độ tối đa = 40 km/h.
- Các phương tiện cơ giới còn lại: Tốc độ tối đa = 50 km/h.
Như vậy, tốc độ cho phép khi điều khiển xe máy trong khu đông dân cư là không quá 40 km/h.
Điều kiển xe máy chạy quá tốc độ trong khu dân cư có thể bị phạt lên đến 5 triệu đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điều kiển xe máy chạy quá tốc độ trong khu dân cư sẽ bị xử phạt với mức phạt sau:
- Tốc độ vượt quá từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Tốc độ vượt quá từ 10 km/h đến 20 km/h: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Tốc độ vượt quá từ trên 20 km/h: 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, bị tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (theo điểm a khoản 7, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm g khoản 34 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Như vậy, khi điều khiển xe máy trong khu đông dân cư người điều khiển phải chú ý tốc độ, biển báo khu đông dân cư, điều khiển đúng tốc độ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?