Có bao nhiêu phương thức xử lý tài sản bảo đảm doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?
- Có bao nhiêu phương thức xử lý tài sản bảo đảm doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?
- Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật ra sao?
- Tổ chức thực hiện xử lý rủi ro tài sản bảo đảm như thế nào?
Có bao nhiêu phương thức xử lý tài sản bảo đảm doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm
...
6. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác theo quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.
Theo đó, có 4 phương thức xử lý tài sản bảo đảm doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia bao gồm:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác theo quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.
Có bao nhiêu phương thức xử lý tài sản bảo đảm doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia?
Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm
...
7. Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật:
a) Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm cao hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ, phần chênh lệch thừa được xử lý theo thỏa thuận tại hợp đồng (nếu có) hoặc chuyển trả cho doanh nghiệp;
b) Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ, xử lý phần chênh lệch thiếu được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 31 Điều lệ Quỹ;
Quỹ có quyền yêu cầu doanh nghiệp thanh toán phần chênh lệch còn thiếu của khoản nợ. Khoản tiền thu được từ phần chênh lệch còn thiếu được thực hiện theo quy định tại khổ thứ 3 điểm b khoản 5 Điều 40 Điều lệ Quỹ.
Theo như quy định trên, việc xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật được hướng dẫn như sau:
Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm cao hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ
Phần chênh lệch thừa được xử lý theo thỏa thuận tại hợp đồng (nếu có) hoặc chuyển trả cho doanh nghiệp
Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị ghi sổ kế toán của khoản nợ
- Xử lý phần chênh lệch thiếu bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay
+ Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro cho vay trực tiếp, bảo lãnh để vay vốn.
+ Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro cho vay, bảo lãnh để vay vốn của các khoản nợ phải xử lý, Quỹ sẽ lấy từ quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg
+ Sau khi đã sử dụng hết quỹ dự phòng tài chính, nếu còn thiếu thì Quỹ hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động; trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, Quỹ hoàn nhập phần chênh lệch thừa;
- Quỹ có quyền yêu cầu doanh nghiệp thanh toán phần chênh lệch còn thiếu của khoản nợ. Khoản tiền thu được từ phần chênh lệch còn thiếu được thực hiện theo quy định tại khổ thứ 3 điểm b khoản 5 Điều 40 Điều lệ Quỹ ban hành kèm theo Quyết định 04/2021/QĐ-TTg
Tổ chức thực hiện xử lý rủi ro tài sản bảo đảm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Thông tư 03/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm
...
8. Tổ chức thực hiện xử lý rủi ro:
a) Trường hợp doanh nghiệp đề nghị xử lý rủi ro, sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xem xét mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp; lập báo cáo xử lý rủi ro; xin ý kiến Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ tổ chức thực hiện xử lý tài sản bảo đảm;
b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định, đánh giá về rủi ro; xem xét mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với doanh nghiệp; lập báo cáo xử lý rủi ro; xin ý kiến Hội đồng xử lý rủi ro về biện pháp xử lý rủi ro, trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro. Sau khi có quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro, Giám đốc Quỹ tổ chức thực hiện xử lý tài sản bảo đảm.
Theo đó, việc tổ chức thực hiện xử lý rủi ro tài sản đảm bảo doanh nghiệp của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thực hiện theo quy định trên.
Thông tư 03/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?