Có bao nhiêu hình thức kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?

Cho hỏi có bao nhiêu hình thức kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên? Câu hỏi của anh Nam đến từ Hải Dương.

Có bao nhiêu hình thức kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?

Căn cứ vào Điều 10 Quy định 109/QĐ-TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:

Hình thức kiểm tra
1- Kiểm tra thường xuyên: Người đứng đầu cấp ủy, cấp ủy viên, người đứng đầu tổ chức đảng được phân công kiểm tra trực tiếp trao đổi, đối thoại với đối tượng kiểm tra hoặc trao đổi, tìm hiểu thông qua cấp ủy nơi sinh hoạt, nơi cư trú, người thân của đối tượng kiểm tra. Bản thân cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phải thường xuyên tự kiểm tra.
2- Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra và kết luận kịp thời khi có sự việc đột xuất xảy ra hoặc khi có yêu cầu của tổ chức đảng cấp trên đối với cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; chủ yếu thông qua kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo hoặc kiểm tra việc vi phạm Quy định này.
3- Kiểm tra định kỳ: Căn cứ yêu cầu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung, đối tượng, thời gian và hình thức kiểm tra cho phù hợp.

Theo như quy định trên thì kiểm ra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được thực hiện thông qua 03 hình thức như sau:

- Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra đột xuất

- Kiểm tra định kỳ.

Có bao nhiêu hình thức kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?

Có bao nhiêu hình thức kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên? (Hình từ Internet)

Phương pháp kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 11 Quy định 109/QĐ-TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về phương pháp kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như sau:

- Xây dựng kế hoạch từng cuộc kiểm tra; quyết định lập đoàn (tổ) kiểm tra và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong đoàn (tổ) kiểm tra; xây dựng đề cương kiểm tra.

- Thông báo cho tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra biết để phối hợp; cán bộ, đảng viên được kiểm tra biết để chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra theo đề cương kiểm tra, cung cấp tài liệu cho đoàn (tổ) kiểm tra.

- Đoàn (tổ) kiểm tra tiến hành thẩm tra, xác minh theo các nội dung kiểm tra.

- Tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra tổ chức họp để đoàn (tổ) kiểm tra thông báo kết quả thẩm tra, xác minh; hội nghị thảo luận; đoàn (tổ) kiểm tra hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra.

- Tổ chức đảng tiến hành kiểm tra (cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các ban của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra, chi bộ) họp thảo luận, kết luận; thông báo kết luận kiểm tra đến cán bộ, đảng viên được kiểm tra, tổ chức đảng quản lý cán bộ, đảng viên được kiểm tra để chấp hành.

- Lập và lưu trữ hồ sơ cuộc kiểm tra; phân công cán bộ giám sát cán bộ, đảng viên được kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật (nếu có) sau kiểm tra.

Tổ chức đảng phải có trách nhiệm thực hiện những việc gì khi xử lý kết quả kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?

Căn cứ vào Điều 12 Quy định 109/QĐ-TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương đã quy định về những trách nhiệm mà tổ chức đảng phải thực hiện khi xử lý kết quả kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như sau:

- Biểu dương, khen thưởng cán bộ, đảng viên tiêu biểu thực hiện tốt việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống. Phổ biến, nhân rộng những gương điển hình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống để cán bộ, đảng viên, quần chúng học tập và làm theo.

- Chấn chỉnh, nhắc nhở, uốn nắn cán bộ, đảng viên có khuyết điểm hoặc biểu hiện vi phạm đạo đức, lối sống.

Qua kiểm tra, nếu phát hiện cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm về đạo đức, lối sống thì cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, chi bộ tiến hành xem xét, kết luận, xử lý hoặc chuyển Ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

- Yêu cầu cán bộ, đảng viên được kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật (nếu có) trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; tổ chức đảng tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên được kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, vi phạm (nếu có), khắc phục hậu quả.

- Yêu cầu cán bộ, đảng viên được kiểm tra báo cáo việc khắc phục hậu quả, sửa chữa các khuyết điểm, vi phạm (nếu có) sau kiểm tra.

Mục đích khi thực hiện kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là gì?

Căn cứ vào Điều 2 Quy định 109/QĐ-TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương đã quy định như sau:

Mục đích kiểm tra
1- Kịp thời nắm bắt và giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
2- Phát huy ưu điểm, kịp thời phát hiện gương cán bộ, đảng viên tiêu biểu, điển hình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống để nhân rộng, biểu dương, khen thưởng.
3- Giáo dục và ngăn ngừa vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức, lối sống theo quy định.

Như vậy, kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện 03 mục đích nêu trên.

Cán bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ
Đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Phân tích 04 nhiệm vụ của Đảng viên: Mẫu Liên hệ bản thân về nhiệm vụ của người Đảng viên
Pháp luật
Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của Đảng viên mới nhất năm 2025? Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên dựa trên khung tiêu chí nào?
Pháp luật
Cách viết bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu 2025 của Đảng viên, cán bộ chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Công văn 746-CV/BTG hướng dẫn triển khai Chuyên đề năm 2025 ra sao? Tải Công văn 746-CV/BTG hướng dẫn triển khai Chuyên đề năm 2025 ở đâu?
Pháp luật
Mẫu báo cáo đảng viên đi nước ngoài mới nhất? Đảng viên đi nước ngoài công tác có phải chuyển sinh hoạt đảng tạm thời?
Pháp luật
Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên là cán bộ điều động? Hồ sơ đảng viên gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cán bộ là gì? Cán bộ có nghĩa vụ như thế nào theo quy định của pháp luật? Cụ thể những việc cán bộ không được làm?
Pháp luật
Mẫu Quyết định phân công nhiệm vụ Đảng viên mới nhất? Tải mẫu? Nhiệm vụ Đảng viên được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký phấn đấu rèn luyện Đảng viên mới nhất? Tích cực phấn đấu rèn luyện Đảng viên như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là học sinh, sinh viên đi học xa nhà? Tải mẫu tại đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ
2,434 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ Đảng viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ Xem toàn bộ văn bản về Đảng viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào