Chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu hơn 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Điều kiện để doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên là gì?
- Hồ sơ chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên gồm những gì?
- Thủ tục chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên được quy định như thế nào?
Điều kiện để doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định nội dung này như sau:
Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ
1. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Điều 63 Nghị định này.
...
Theo đó, việc chuyển nhượng phần vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 133 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Điều 63 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu hơn 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện nào?
Hồ sơ chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định nội dung này như sau:
Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ
...
2. Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp dẫn đến cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên hoặc giảm xuống dưới 10% vốn điều lệ; bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
c) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
d) Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp (trừ trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán);
đ) Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, hồ sơ chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
- Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực của hợp đồng nguyên tắc về việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp (trừ trường hợp doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán);
- Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 70 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định thủ tục chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên như sau:
(1) Nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng vốn góp dẫn đến thành viên góp vốn sở hữu 10% vốn điều lệ trở lên
(2) Tiếp nhận hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận nguyên tắc.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
(3) Báo cáo hoàn thành việc chuyển nhượng phần vốn góp:
Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng phần vốn góp theo phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện.
Hồ sơ báo cáo hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp bao gồm các tài liệu sau:
- Báo cáo hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;
- Báo cáo hoàn thành nghĩa vụ thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Trường hợp không thực hiện được phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.
(4) Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp môi giới về kết quả thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?