Chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024? Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 bao gồm mấy môn?

Cho tôi hỏi: Chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024? Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 bao gồm mấy môn? - Câu hỏi của anh Phong (Bình Thạnh).

Chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024 ra sao?

Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Theo Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chương trình lớp 1 thuộc giai đoạn đầu tiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới - giai đoạn giáo dục cơ bản.

Theo đó, chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024 bao gồm các môn sau:

- Môn bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

- Môn tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1

- Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm.

Cụ thể, số tiết học trong chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024 theo kế hoạch như sau:

Nội dung chương trình học lớp 1

Số tiết/năm học

Môn học bắt buộc


Tiếng Việt

420

Toán

105

Đạo đức

35

Tự nhiên và Xã hội

70

Giáo dục thể chất

70

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

Hoạt động giáo dục bắt buộc


Hoạt động trải nghiệm

105

Môn học tự chọn


Tiếng dân tộc thiểu số

70

Ngoại ngữ 1

70

Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn)

875

Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

25

Chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024? Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 bao gồm mấy môn?

Chương trình học lớp 1 năm học 2023 2024? Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 bao gồm mấy môn? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 bao gồm mấy môn?

Căn cứ Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 được phân bổ với các môn sau:

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

Trong đó, thời lượng giáo dục chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 là 2 buổi/ngày.

Mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, số tiết theo kế hoạch như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1

Lớp 1

Số tiết/năm học

Lớp 2

Số tiết/năm học

Lớp 3

Số tiết/năm học

Lớp 4

Số tiết/năm học

Lớp 5

Số tiết/năm học

Môn học bắt buộc






Tiếng Việt

420

350

245

245

245

Toán

105

175

175

175

175

Ngoại ngữ 1



140

140

140

Đạo đức

35

35

35

35

35

Tự nhiên và Xã hội

70

70

70



Lịch sử và Địa lí




70

70

Khoa học




70

70

Tin học và Công nghệ



70

70

70

Giáo dục thể chất

70

70

70

70

70

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

70

70

70

70

Hoạt động giáo dục bắt buộc






Hoạt động trải nghiệm

105

105

105

105

105

Môn học tự chọn






Tiếng dân tộc thiểu số

70

70

70

70

70

Ngoại ngữ 1

70

70




Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn)

875

875

980

1050

1050

Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

25

25

28

30

30

Quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT ra sao?

Căn cứ Mục I Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện quan điểm như sau:

- Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông.
- Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam.
Đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.
- Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.
- Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
- Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là:
+ Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.
+ Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình.
+ Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế.

Như vậy quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo nội dung trên.

Chương trình giáo dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mục tiêu Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông
Pháp luật
Chương trình giáo dục là gì? Chương trình giáo dục phải bảo đảm điều gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em hay, chọn lọc nhất? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu và viết của học sinh lớp 4?
Pháp luật
Mẫu bài tham luận nâng cao chất lượng giáo dục mới nhất? Nhiệm vụ chung của các cấp học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục là gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo công tác chuẩn bị cho năm học mới 2024 2025 file word trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và cách viết?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện chương trình năm học 2024 2025 TP HCM cấp tiểu học chi tiết của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM?
Pháp luật
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục phải có kinh nghiệm và trình độ như thế nào?
Pháp luật
Các thành phần biệt lập là gì? Các thành phần biệt lập gồm những gì? Ví dụ của các thành phần biệt lập?
Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải thực hiện những công việc, nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Access là gì? Các đối tượng cơ bản trong Access ra sao? Access có những khả năng như thế nào?
Pháp luật
Liên thông trong giáo dục là gì? Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
34,383 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào