Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học được hướng dẫn như thế nào theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT?
Mục tiêu của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học là gì?
Theo hướng dẫn tại mục III Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT về mục tiêu của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học như sau:
(1) Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản của hệ thống pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về hoạt động tư vấn du học; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong hoạt động tư vấn du học.
(2) Mục tiêu cụ thể
Sau khi được đào tạo, học viên:
- Nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động tư vấn du học; liên kết đào tạo, công nhận văn bằng; quy định về xuất nhập cảnh.
- Nắm vững và vận dụng được kiến thức cơ bản về hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới; nghiệp vụ tư vấn du học; những kiến thức cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia/vùng lãnh thổ đến học và các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.
Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học được hướng dẫn như thế nào theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT?
Nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học bao gồm những gì?
Theo hướng dẫn tại mục IV Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT về nội dung chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học như sau:
(1) Khối lượng chương trình
Tổng số: 10 tín chỉ, tổng số tiết dạy trên lớp là 230 tiết, trong đó có 70 tiết lý thuyết, 160 tiết thảo luận, thực hành (01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết, 01 tiết lý thuyết tương đương 02 tiết thảo luận thực hành, mỗi tiết học là 50 phút).
Đây là yêu cầu chương trình tối thiểu, các cơ sở đào tạo căn cứ nhu cầu thực tế có thể bổ sung thêm các nội dung cho phù hợp.
(2) Cấu trúc chương trình
Yêu cầu đối với công tác thực hiện chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học là gì?
Theo hướng dẫn tại mục V Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT thì công tác thực hiện chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học phải đáp ứng các yêu cầu đối với từng nội dung cụ thể sau đây:
(1) Tuyển sinh
Cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học bám sát quy định tại Chương trình đào tạo ban hành kèm theo Thông tư này để thông báo tuyển sinh.
Học viên đăng ký tham gia khóa học theo thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
(2) Tổ chức hoạt động đào tạo
- Hình thức tổ chức đào tạo gồm: đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Trong đó, thời gian đào tạo trực tuyến không quá 30% tổng thời gian của Chương trình đào tạo.
- Ngôn ngữ dùng trong chương trình giảng dạy, kiểm tra và thi: Tiếng Việt.
- Phương pháp đào tạo: thuyết trình, thảo luận, tình huống, hỏi - giải đáp, tự học, tự nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại các đơn vị. Tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hướng đến giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giúp cho việc học tập và công tác sau này của học viên.
- Hoạt động dạy - học phải đảm bảo kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.
- Đảm bảo có đủ tài liệu học tập để học viên được nghiên cứu trước khi tham gia học tập.
(3) Tài liệu, giảng viên, báo cáo viên
- Tài liệu giảng dạy, học tập
Tài liệu được biên soạn và thẩm định phù hợp với chương trình đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, đảm bảo tính khoa học, gắn lý luận với thực tiễn tư vấn du học.
Nội dung tài liệu mang tính chất thực tế, có tính thực hành và được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho giảng viên, báo cáo viên thường xuyên bổ sung, cập nhật những nội dung mới trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực tư vấn du học và những kinh nghiệm thực tiễn từng thời điểm vào nội dung bài giảng.
- Giảng viên và báo cáo viên
Giảng viên tham gia giảng dạy chương trình này bao gồm: giảng viên trong các cơ sở đào tạo, có chức danh nghề nghiệp giảng viên trở lên hoặc những nhà quản lý, nhà khoa học có chức danh tương đương nghề nghiệp giảng viên, có kinh nghiệm giảng dạy hoặc làm việc phù hợp với nội dung được mời giảng. Cơ sở đào tạo phải đảm bảo tỉ lệ tối thiểu 50% giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo là giảng viên cơ hữu.
Báo cáo viên và thỉnh giảng của các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học; khách mời, chuyên gia từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức giáo dục và đào tạo quốc tế, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn du học có kinh nghiệm giảng dạy hoặc kinh nghiệm làm việc phù hợp với nội dung được mời giảng.
Giảng viên hoặc báo cáo viên tham gia giảng dạy có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, thường xuyên cập nhật văn bản mới, kiến thức mới, các bài tập tình huống điển hình trong thực tiễn để trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, sát với hoạt động đào tạo.
(4) Đánh giá kết quả đào tạo và cấp chứng chỉ
- Tổ chức kiểm tra, thi
Kết thúc các học phần 1 và 2 của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học, học viên sẽ thực hiện bài kiểm tra giữa khóa trong thời gian tối thiểu 60 phút theo hình thức viết, tự luận. Kết thúc khóa học sẽ có một bài thi tự luận trong thời gian tối thiểu 90 phút hoặc bài thi trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút. Điểm kiểm tra giữa khóa và điểm thi kết thúc khóa học được chấm theo thang điểm 10, bài kiểm tra và thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu.
Học viên đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định cho mỗi học phần thì được tham dự kiểm tra giữa khóa và thi kết thúc khóa học. Học viên có bài kiểm tra giữa khóa đạt từ 5 điểm trở lên thì được tham dự kỳ thi kết thúc khóa đào tạo. Học viên được phép kiểm tra và thi lại 02 lần nếu bài kiểm tra giữa khóa hoặc thi cuối khóa học không đạt yêu cầu.
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua bài kiểm tra giữa khóa và bài thi kết thúc khóa đào tạo. Điểm thi cuối khóa là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xét, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.
- Cấp chứng chỉ
Những học viên có điểm thi kết thúc khóa đào tạo đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học. Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học cấp chứng chỉ cho học viên theo quy định.
Mẫu chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học thực hiện theo Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?