Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng?
Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng?
Chung kết Liên Quân Mobile 2025 - Chung kết Quốc gia - ABBEN Energy ĐTDV Mùa xuân 2025 diễn ra tại Cung thể thao Tiên Sơn, TP. Đà Nẵng vào lúc 17h00 ngày 11 tháng 5 năm 2025.
Vào lúc 13h ngày 11/5/2025 đã diễn ra trận Playoff 3 giữa SGP và BOX. Trận đấu đã kết thúc với tỉ số 4 - 3, SGP đã giành chiến thắng bước vào trận chung kết tổng - Chung kết Quốc gia - ABBEN Energy ĐTDV Mùa xuân 2025.
Trận chung kết Quốc gia - ABBEN Energy ĐTDV Mùa xuân 2025 chính thức diễn ra vào lúc 18h30 ngày 11/5/2025 giữa 2 đội FPT và SGP.
Kết quả Chung kết Liên Quân Mobile 2025
Kết quả Chung kết Liên Quân Mobile 2025 - Chung kết Quốc gia - ABBEN Energy ĐTDV Mùa xuân 2025 kết thúc với tỉ số 4 - 3, SGP Saigon Phantom chính thức trở thành nhà vô địch ABBEN Energy ĐTDV Mùa xuân 2025, bảo vệ thành công ngôi báu và chạm mốc 10 chức vô địch. |
Thông tin "Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng?" chỉ mang tính chất tham khảo.
*Trên đây là "Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng?"
Chính thức kết quả chung kết Liên Quân Mobile ĐTDV Mùa Xuân 2025 ra sao? FPT VÀ SGP đội nào chiến thắng? (Hình từ Internet)
Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo các độ tuổi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 147/2024/NĐ-CP thì trò chơi điện tử trên mạng được phân loại theo các độ tuổi như sau:
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 18 tuổi trở lên (ký hiệu là 18+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm;
Đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu thì có sử dụng hình ảnh vũ khí cận cảnh, nhân vật mô phỏng người thật;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 16 tuổi trở lên (ký hiệu là 16+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người; đối với trò chơi có hoạt động đối kháng, thì không có hình ảnh, hoạt động thể hiện tính chất bạo lực;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi từ 12 tuổi trở lên (ký hiệu là 12+) là trò chơi không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
Đối với trò chơi có hoạt động đối kháng thì chỉ sử dụng các nhân vật hoạt họa mô phỏng hoặc không mô phỏng người thật hoặc chỉ sử dụng các trang thiết bị, phương tiện chiến đấu mà không có sự hiện diện của nhân vật mô phỏng người thật trong quá trình chơi, có sử dụng vũ khí dưới hình ảnh hoạt họa và hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu;
- Trò chơi điện tử trên mạng dành cho người chơi mọi lứa tuổi (ký hiệu 00+) là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình;
+ Không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí
+ Không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực
+ Không có hoạt động, âm thanh, ngôn ngữ, lời thoại, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý trò chơi điện tử trên mạng như sau:
- Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
+ Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
+ Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
+ Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
+ Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4);
+ Đối với các thể loại trò chơi điện tử trên mạng mới phát sinh không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản này, Bộ Thông tin và Truyền thông tham mưu, đề xuất biện pháp quản lý trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng và Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng.
- Doanh nghiệp được phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng khi có Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận thông báo phát hành trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam, gồm cả việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới, phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định 147/2024/NĐ-CP và quy định về đầu tư nước ngoài.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế có được lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu không?
- Đối tượng được cộng điểm ưu tiên kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông 2025 là ai? Học sinh là người dân tộc thiểu số có được tuyển thẳng vào lớp 10 không?
- Chi cục Hải quan khu vực trực thuộc cơ quan nào? Cục trưởng Cục Hải quan có trách nhiệm trong việc tổ chức Chi cục Hải quan khu vực?
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới nhất 2025? Nghĩa vụ của người hành nghề dược?
- Chi cục Thuế thương mại điện tử trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Chi cục Thuế thương mại điện tử là ai?