Chính thức bãi bỏ 10 Nghị định của Chính phủ từ ngày 20/8/2024 theo Nghị định 107 năm 2024 là gì?
Chính thức bãi bỏ 10 Nghị định của Chính phủ từ ngày 20/8/2024 theo Nghị định 107/2024/NĐ-CP là gì?
Ngày 20 tháng 8 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Tại Nghị định 107/2024/NĐ-CP có đề cập đến việc bãi bỏ 10 Nghị định của Chính phủ.
Cụ thể tại Điều 1 Nghị định 107/2024/NĐ-CP nêu rõ bãi bỏ 10 Nghị định của Chính phủ từ ngày 20/8/2024 như sau:
(1) Nghị định 78-CP năm 1997 quy định quân hiệu, cấp hiệu, lễ phục, quân kỳ, phù hiệu kiểm soát, biển công tác, cờ hiệu, giấy chứng minh của Bộ đội Biên phòng.
(2) Nghị định 103/2002/NĐ-CP quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản.
(3) Nghị định 04/2003/NĐ-CP quy định về khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong phòng, chống ma túy.
(4) Nghị định 18/2005/NĐ-CP quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
(5) Nghị định 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên.
(6) Nghị định 30/2009/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
(7) Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
(8) Nghị định 16/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
(9) Nghị định 78/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên.
(10) Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính thức bãi bỏ 10 Nghị định của Chính phủ từ ngày 20/8/2024 theo Nghị định 107 năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Nghị định 107/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 107/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 8 năm 2024.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020; được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 và điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định;
- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Nghị định 161/2018/NĐ-CP
- Nghị định 78/2017/NĐ-CP
- Nghị định 16/2011/NĐ-CP
- Nghị định 01/2011/NĐ-CP
- Nghị định 30/2009/NĐ-CP
- Nghị định 120/2007/NĐ-CP
- Nghị định 18/2005/NĐ-CP
- Nghị định 04/2003/NĐ-CP
- Nghị định 103/2002/NĐ-CP
- Nghị định 78-CP năm 1997
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?