Chính phủ yêu cầu hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn nhằm tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Chỉ thị 9/CT-TTg?

Tôi muốn hỏi về việc phòng chống thiên tai, thực hiện cứu nạn trong thời gian tới. Phòng chống thiên tai, Chỉ thị phòng chống thiên tai cứu nạn thực hiện cứu nạn trong thời gian tới của Chính phủ như thế nào? Xin cám ơn!

Thực hiện các công việc đào tạo, nội dung trong phòng chống thiên tai theo Chỉ thị của Thủ tướng như thế nào?

Nhằm mục đích phòng chống thiên tai bão lũ trong thời gian sắp với Chính chủ đã ban hành Chỉ thị để thực hiện các nhiệm vụ này. Căn cứ theo Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4, Mục 5 Chỉ thị 9/CT-TTg năm 2022 quy định như sau:

- Thứ nhất: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, trong đó xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Thứ hai: Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm đồng bộ, tạo hành lang pháp lý đầy đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó bổ sung các chế tài bảo đảm thực thi pháp luật, tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách, đồng thời tạo cơ chế huy động nguồn lực ngoài ngân sách, xã hội hóa hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đẩy mạnh bảo hiểm rủi ro thiên tai,...

- Thứ ba: Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, nhất là các quy hoạch, dự án phát triển khu đô thị, nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông; rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, bố trí, sắp xếp dân cư phù hợp với đặc điểm thiên tai từng vùng; bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển.

- Thứ tư: Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, thiên tai; đầu tư hiện đại hóa công nghệ quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn theo hướng tích hợp, đồng bộ, tự động hóa, đặc biệt là dự báo mưa, lũ, khí tượng thủy văn biển; đẩy nhanh lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, mực nước phục vụ vận hành hồ chứa và thiết bị cảnh báo xả lũ hạ du hồ chứa, hệ thống giám sát trực tuyến vận hành hồ chứa, trọng điểm đê điều, tàu thuyền hoạt động trên biển.

- Thứ năm: Đẩy mạnh phòng ngừa thiên tai, sự cố; tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án đã xây dựng trước mùa mưa lũ; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập theo phương án đã được phê duyệt.

Như vậy, việc thực hiện các công việc đào tạo, nội dung trong phòng chống thiên tai được quy định như trên.

Phòng chống thiên tai, Chỉ thị phòng chống thiên tai cứu nạn thực hiện cứu nạn như thế nào? Chính sách của nhà nước về phòng chống thiên tai như thế nào?

Chính phủ yêu cầu hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn nhằm tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo Chỉ thị 9/CT-TTg?

Thực hiện các nhiệm vụ nâng cao khả năng hoạt động cứu hộ, cứu nạn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 6, Mục 7, Mục 8, Mục 9, Mục 10, Mục 11 Chỉ thị 9/CT-TTg năm 2022 quy định như sau:

- Nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước, cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, đảm bảo đủ năng lực, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn, chú trọng công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn, trong đó xác định lực lượng vũ trang làm nòng cốt, công tác cứu hộ cứu nạn là hoạt động quan trọng, là “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình” của lực lượng vũ trang.

- Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện, trang thiết bị bảo đảm công tác chỉ đạo, chỉ huy, triển khai nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; củng cố, nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở để ứng phó thiên tai kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ”.

- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai, sự cố cho người dân; đa dạng hình thức truyền thông phù hợp từng đối tượng; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng.

- Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư. Các Bộ, ngành và địa phương chủ động bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm đã được giao, nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; có giải pháp huy động nguồn lực, đặc biệt nguồn lực ngoài ngân sách để khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý dứt điểm trọng điểm đê điều, hồ chứa nước xung yếu.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, chuyển đổi số; hiện đại hóa công cụ hỗ trợ, số hóa bộ cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai; phát huy hoạt động của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai; thúc đẩy hợp tác, chia sẻ thông tin, nhất là với các nước thượng nguồn sông Hồng, sông Mê Kông.

Như vậy, các hoạt động nâng cao khả năng phòng chống thiên tai được Thủ tướng được quy định như trên.

Chính sách của nhà nước về phòng chống thiên tai như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật phòng, chống thiên tai 2013 (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định về chính sách của nhà nước trong phòng, chống thiên tai như thế nào?

"Điều 5. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai
1. Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
2. Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai.
3. Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
4. Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng, chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống thiên tai.
5. Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai.
6. Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã."

Như vậy, chính sách của nhà nước về phòng chống thiên tai được quy định như trên.

Tìm kiếm cứu nạn
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Pháp luật
Động đất được phân thành mấy loại? Bản tin động đất được ban hành vào thời điểm nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm kiếm cứu nạn
805 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tìm kiếm cứu nạn Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm kiếm cứu nạn Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào