Chỉ thị 30 – CT/TU của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đòi hỏi tập trung vào bao nhiêu nội dung trọng tâm?
- Chỉ thị 30 – CT/TU của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đòi hỏi tập trung vào bao nhiêu nội dung trọng tâm?
- Quan điểm xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh thế nào theo Nghị quyết 15?
- Nhiệm vụ, giải pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thế nào theo Nghị quyết 15?
Chỉ thị 30 – CT/TU của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đòi hỏi tập trung vào bao nhiêu nội dung trọng tâm?
Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)
Ngày 19 tháng 02 năm 2024, Thành Uỷ Hà Nội ban hành Chỉ thị 30 – CT/TU TẢI tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Theo Mục 4, Chỉ thị 30 – CT/TU năm 2024 của Thành ủy Hà Nội việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên, tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:
- Xây dựng, bồi đắp giá trị gia đình, lấy gia đình làm nền tảng để khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ Thủ đô thanh lịch, văn minh.
Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình: lễ phép, lịch sự, hòa thuận, kính trên nhường dưới, nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý...; xây dựng gia đình học tập, gia đình văn hóa, ấm no, văn minh, tiến bộ và hạnh phúc.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đưa nhà trường thực sự trở thành cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, đạo đức, lối sống...cho thế hệ trẻ Thủ đô, hướng tới hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
Đề cao giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường; kiên quyết ngăn chặn bạo lực và các tệ nạn học đường; nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh Hà Nội.
Đưa môn “Hà Nội học” vào giảng dạy trong hệ thống các trường ở Thủ đô. Hoàn thiện các tiêu chí xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên địa bàn Hà Nội.
- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Mỗi công dân Thủ đô trong sinh hoạt, hoạt động đầu tư, thương mại, dịch vụ,... cần giữ gìn, có văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, thể hiện sự lịch lãm, tinh tế, thân thiện, hiếu khách, ứng xử văn minh, luôn đề cao lòng tự trọng, gìn giữ và lan tỏa chữ “tín” với các đối tác trong và ngoài nước;
Kiên trì xây dựng người Hà Nội cao về trí tuệ, đẹp về nhân cách, xứng đáng là người dân Thủ đô, làm cho Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước.
- Xây dựng và gương mẫu thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa liêm chính để mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu trở thành tấm gương chuẩn mực trong ứng xử, phát ngôn, giao tiếp tại công sở, gia đình, nơi cư trú và nơi công cộng;
Trong hoạch định chiến lược, minh bạch chính sách, thực thi công quyền, có sức cảm hóa, tập hợp, truyền cảm hứng, cổ vũ đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.
- Xây dựng môi trường văn hóa công sở đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, nhân văn. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Thủ đô phải nêu gương trong giao tiếp, ứng xử, tận tâm phục vụ nhân dân, trong thực thi công vụ, mẫu mực trong gia đình và cộng đồng nơi cư trú, góp phần lan tỏa các giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội đến với người dân Thủ đô; thực hiện tốt nếp sống văn hóa nơi công sở gắn với xây dựng văn hóa tổ chức, cơ quan, đơn vị.
- Nghiên cứu, đề xuất, thực hành các sáng kiến, giải pháp tạo lập môi trường văn hóa đa dạng, phong phú, lành mạnh, nhân văn, sáng tạo;
Xây dựng, phát huy hiệu quả “văn hoá trên môi trường số”, khai thác tốt các giá trị truyền thống hướng tới mục tiêu xây dựng “công dân số”, “công dân toàn cầu”;
Thúc đẩy tái thiết đô thị đồng bộ, không chỉ kiến tạo những không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, không gian văn hóa sáng tạo, điều kiện để tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao chuyên nghiệp mang tầm vóc khu vực và quốc tế, mang đặc trưng của Thủ đô mà còn tạo nên hạ tầng, các điều kiện hỗ trợ người dân tương tác, thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh; khai thác, phát huy tối đa tài nguyên văn hóa, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân,... trên địa bàn Thành phố;
Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, yêu Hà Nội, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, thành nơi đáng sống trong mỗi người dân Thủ đô;
Để mọi người có điều kiện cống hiến, thụ hưởng, phát huy nét đẹp thanh lịch, văn minh, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế sâu rộng, định vị bản sắc văn hóa và con người Hà Nội xứng đáng là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố sáng tạo”.
Như vậy, theo Chỉ thị 30 – CT/TU năm 2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên, tập trung vào 06 nội dung trọng tâm nêu trên.
Chỉ thị 30 – CT/TU của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đòi hỏi tập trung vào bao nhiêu nội dung trọng tâm? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh thế nào theo Nghị quyết 15?
Ngày 05 tháng 5 năm 2022, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, có quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
Tại Mục 1 Phần II Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ phát triển Thủ đô Hà Nội Văn hiến – Văn minh – Hiện đại như sau:
Quan điểm
- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.
- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.
- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Theo đó, Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu quan điểm xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Nhiệm vụ, giải pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh thế nào theo Nghị quyết 15?
Theo Mục 3 Phần III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ các nhiệm vụ giải pháp phát triển sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm:
- Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô
- Tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô. Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm…).
Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hoá, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn. Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế.
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện. Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế...
Có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học.
Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Có cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.
- Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới.
Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khoẻ.
- Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu.
Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?