Chi nhánh của công ty thực hiện kê khai thuế, nộp thuế tại trụ sở chính hay tại nơi đặt chi nhánh?
- Doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý sẽ phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp?
- Hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý có được kê khai thuế chung với các hoạt động kinh doanh khác không?
- Chi nhánh của công ty khai thuế, nộp thuế tại trụ sở chính hay tại nơi đặt chi nhánh?
Doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý sẽ phải kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC) về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau
Chi nhánh của công ty thực hiện kê khai thuế, nộp thuế tại trụ sở chính hay tại nơi đặt chi nhánh? (Hình từ Internet)
Hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý có được kê khai thuế chung với các hoạt động kinh doanh khác không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về việc thực hiện khai thuế như sau:
Hồ sơ khai thuế
...
2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp sau:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lợi nhuận sau thuế riêng cho hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.
b) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Như vậy, đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý không được thực hiện khai thuế chung với các hoạt động kinh doanh khác của người nộp thuế.
Chi nhánh của công ty khai thuế, nộp thuế tại trụ sở chính hay tại nơi đặt chi nhánh?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
...
2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:
a) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải của người nộp thuế mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.
b) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.
c) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng dưới 1 tỷ đồng.
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vi phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.
đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
e) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (trừ lợi nhuận sau thuế của hoạt động xổ số điện toán).
Như vậy, Chi nhánh hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý không thuộc trường hợp không phải nộp Bảng phân bổ thuế và phải tiến hành khai thuế tại trụ sở chính.
Mặt khác, khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng như sau:
Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
...
4. Đối với đơn vị phụ thuộc trực tiếp bán hàng, sử dụng hoá đơn do đơn vị phụ thuộc đăng ký hoặc do người nộp thuế đăng ký với cơ quan thuế quản lý đơn vị phụ thuộc, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì đơn vị phụ thuộc khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị phụ thuộc.
Đồng thời, Công văn 7339/CTTPHCM-TTHT năm 2022 hướng dẫn Công ty Cổ phần Kim Hoàn Sài Gòn về vấn đề kê khai thuế đối với chi nhánh công ty như sau:
Công ty cổ phần Kim Hoàn Sài Gòn, trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh chính là vàng, bạc, đá quý; có Chi nhánh hoạt động tại Trung tâm thương mại số 1 Đại lộ Hòa Bình, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, hạch toán phụ thuộc và sử dụng chung hóa đơn của Công ty, nếu Chi nhánh trực tiếp bán hàng, sử dụng hóa đơn do Chi nhánh đăng ký hoặc do Công ty đăng ký với cơ quan quản lý của Chi nhánh, theo dõi hạch toán đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào thì Chi nhánh khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp Chi nhánh theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Trường hợp Chi nhánh không thực hiện kê khai thuế GTGT riêng và không thuộc trường hợp phân bổ thuế GTGT theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì Chi nhánh kê khai, nộp thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính.
Xem nội dụng chi tiết tại Công văn 7339/CTTPHCM-TTHT năm 2022 .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?