Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên trong năm 2023 được quy định như thế nào? Cách tính ra sao?
Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên trong năm 2023 được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 06-HD/TCTW-BTGTW năm 2011 quy định mức phụ cấp trách nhiệm và nguyên tắc chi trả:
Mức phụ cấp trách nhiệm và nguyên tắc chi trả
1. Mức phụ cấp
a) Báo cáo viên cấp Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung.
b) Báo cáo viên ở cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu chung.
c) Báo cáo viên ở cấp huyện và xã được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung.
...
Như vậy, mức phụ cấp trách nhiệm của báo cáo viên được thực hiện như sau:
- Báo cáo viên cấp Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,5 mức lương tối thiểu chung.
- Báo cáo viên ở cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,3 mức lương tối thiểu chung.
- Báo cáo viên ở cấp huyện và xã được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng 0,2 mức lương tối thiểu chung.
Hiện nay. quy định pháp luật đã không còn sử dụng thuật "mức lương tối chiểu chung", thay vào đó thì mức lương cơ sở sẽ được sử dụng để tính, chi trả lương cũng như các khoản phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng.
Theo đó, người được công nhận là báo cáo viên được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm như sau:
- Báo cáo viên cấp Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng bằng là 900.000 đồng/tháng.
- Báo cáo viên ở cấp tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm hằng tháng là 540.000 đồng/tháng.
- Báo cáo viên ở cấp huyện và xã được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm hằng tháng là 360.000 đồng/tháng.
Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên trong năm 2023 được quy định như thế nào? Cách tính ra sao?
Điều kiện để báo cáo viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm là gì?
Căn cứ vào Mục I Hướng dẫn 06-HD/TCTW-BTGTW năm 2011 quy định như sau:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Những người được công nhận là báo cáo viên được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm khi có đầy đủ các điều kiện sau :
a) Có quyết định công nhận của cấp ủy các cấp và được cấp thẻ báo cáo viên theo Quy chế số 09-QC/TTVH ngày 17-11-2005 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) về quy chế hoạt động của báo cáo viên.
b) Thẻ báo cáo viên còn giá trị đến sau ngày 01-01-2011.
2. Về số lượng báo cáo viên của từng cấp :
a) Ở Trung ương : Ban Tuyên giáo Trung ương xem xét, quyết định số lượng báo cáo viên Trung ương.
b) Ở địa phương :
- Số lượng báo cáo viên ở các tỉnh uỷ, thành uỷ; các đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) không quá 50 người. Riêng Đảng bộ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quân đội, Công an mỗi đảng bộ không quá 60 người.
- Số lượng báo cáo viên của các huyện uỷ, quận uỷ ...(gọi chung là cấp huyện), trong đó bao gồm cả số lượng báo cáo viên của cấp uỷ xã (phường), không quá 30 người. Các báo cáo viên này làm nhiệm vụ của cả hai cấp huyện và xã.
Theo đó, báo cáo viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có quyết định công nhận của cấp ủy các cấp và được cấp thẻ báo cáo viên theo Quy chế số 09-QC/TTVH ngày 17-11-2005 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) về quy chế hoạt động của báo cáo viên.
- Thẻ báo cáo viên còn giá trị đến sau ngày 01-01-2011.
Ngoài ra, quy định trên cũng đề cập đến số lượng báo cáo viên ở từng cấp như sau:
- Ở Trung ương : Ban Tuyên giáo Trung ương xem xét, quyết định số lượng báo cáo viên Trung ương.
- Ở địa phương :
+ Số lượng báo cáo viên ở các tỉnh uỷ, thành uỷ; các đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) không quá 50 người. Riêng Đảng bộ: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quân đội, Công an mỗi đảng bộ không quá 60 người.
+ Số lượng báo cáo viên của các huyện uỷ, quận uỷ ...(gọi chung là cấp huyện), trong đó bao gồm cả số lượng báo cáo viên của cấp uỷ xã (phường), không quá 30 người. Các báo cáo viên này làm nhiệm vụ của cả hai cấp huyện và xã.
Nguyên tắc chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên là gì?
Tại Mục II Hướng dẫn 06-HD/TCTW-BTGTW năm 2011 có quy định nguyên tắc chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên như sau:
- Người tham gia báo cáo viên nhiều cấp thì được hưởng một mức phụ cấp báo cáo viên của cấp cao nhất.
- Khi thôi làm báo cáo viên hoặc bị thu hồi thẻ báo cáo viên thì thôi hưởng phụ cấp từ tháng tiếp theo.
- Phụ cấp báo cáo viên không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Phụ cấp báo cáo viên các cấp được chi trả theo quý. Ở cấp Trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban Tuyên giáo cùng cấp chi trả; Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương do văn phòng cấp uỷ chi trả; ở cấp huyện và xã do văn phòng huyện ủy chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?