Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Kiểm tra nhập khẩu đường sắt đối với các đối tượng nào?
Theo Điều 6 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Kiểm tra nhập khẩu
1. Kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với: thiết bị, phương tiện nhập khẩu mới; phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng.
2. Điều kiện kiểm tra: doanh nghiệp nhập khẩu phải chuẩn bị thiết bị, phương tiện và bảo đảm điều kiện để Cơ quan kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
3. Nội dung kiểm tra: thực hiện theo những nội dung thuộc phạm vi của Cơ quan kiểm tra được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với từng loại thiết bị, phương tiện. Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu, nội dung kiểm tra theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Phương thức kiểm tra
a) Kiểm tra từng thiết bị, phương tiện;
b) Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và kiểm tra vận hành trên đường khi ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác;
c) Đối với bộ trục bánh xe, kiểm tra mẫu điển hình ngẫu nhiên cho từng lô bộ trục bánh xe.
Theo đó, việc kiểm tra nhập khẩu đường sắt áp dụng đối với thiết bị, phương tiện nhập khẩu mới; phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng.
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 2024? (Hình từ Internet)
Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu phương tiện giao thông đường sắt 2024?
Theo Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định Cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu:
Quy trình cấp Giấy chứng nhận và tem kiểm định đối với trường hợp kiểm tra nhập khẩu như sau:
- Giai đoạn 1: Doanh nghiệp nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua cổng dịch vụ công.
- Giai đoạn 2: Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và hướng dẫn để doanh nghiệp nhập khẩu hoàn thiện hồ sơ (trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần) trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng mười (10) ngày làm việc.
- Giai đoạn 3: Cơ quan kiểm tra tiến hành đối chiếu nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra với nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong vòng năm (05) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị trong vòng ba mươi (30) ngày.
+ Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ: Cơ quan kiểm tra gửi thông báo về thời gian kiểm tra hiện trường
+ Nếu hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa hợp lệ: Cơ quan kiểm tra gửi thông báo hoàn thiện hồ sơ, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu, sau khi Cơ quan kiểm tra nhận lại đủ hồ sơ đăng ký kiểm tra hợp lệ.
- Giai đoạn 4: Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thiết bị, phương tiện tại hiện trường theo các nội dung của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
+ Trường hợp thiết bị, phương tiện và hồ sơ đăng ký kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, Cơ quan kiểm tra thực hiện quy trình cấp Giấy chứng nhận
+ Trường hợp thiết bị, phương tiện hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
++Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục. Doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục nhưng không quá một (01) lần (trừ trường hợp toa xe đường sắt đô thị).
++Trường hợp đánh giá là không đạt khi:
+++ Doanh nghiệp nhập khẩu không hoàn thành việc khắc phục trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục.
+++ Đối với toa xe đường sắt đô thị, quá thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày Cơ quan kiểm tra gửi thông báo khắc phục, doanh nghiệp nhập khẩu chưa hoàn thành việc khắc phục mà không có văn bản nêu rõ lý do chưa hoàn thành việc khắc phục và cam kết mốc thời gian khắc phục mới.
- Giai đoạn 5: Cấp Giấy chứng nhận/thông báo không đạt và tem kiểm định
+ Trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nộp đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận (bản giấy và/hoặc bản điện tử) đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT, đồng thời cấp tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT
+ Trường hợp kết quả đánh giá không đạt, trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ thời điểm đánh giá không đạt, Cơ quan kiểm tra ra thông báo không đạt đối với từng thiết bị, lô bộ trục bánh xe, phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận và tem kiểm định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 01/2024/TT-BGTVT quy định hiệu lực của Giấy chứng nhận và tem kiểm định như sau:
Hiệu lực của Giấy chứng nhận, tem kiểm định
a) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
Phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận, tem kiểm định mới;
Thông số kỹ thuật thực tế của phương tiện bị thay đổi so với thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận đã cấp;
Phương tiện bị hư hỏng do tai nạn, thiên tai, hành vi phá hoại hoặc trong quá trình bảo quản, vận chuyển làm biến dạng kết cấu giá chuyển hướng, kết cấu thép chịu lực thân phương tiện đến mức không bảo đảm các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Theo đó, hiệu lực của giấy chứng nhận và tem kiểm định như sau:
- Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận và tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BGTVT;
- Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Phương tiện đã được cấp Giấy chứng nhận, tem kiểm định mới;
+ Thông số kỹ thuật thực tế của phương tiện bị thay đổi so với thông số kỹ thuật trên Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Phương tiện bị hư hỏng do tai nạn, thiên tai, hành vi phá hoại hoặc trong quá trình bảo quản, vận chuyển làm biến dạng kết cấu giá chuyển hướng, kết cấu thép chịu lực thân phương tiện đến mức không bảo đảm các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?