Cần lưu ý gì khi làm hồ sơ hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng tại TP. HCM?
- Công đoàn tại TP. HCM cần lưu ý gì khi làm hồ sơ hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì khi thực hiện hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
- Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh ra sao?
Công đoàn tại TP. HCM cần lưu ý gì khi làm hồ sơ hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
Căn cứ Công văn 82/LĐLĐ-TC năm 2023 của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh về về Hướng dẫn thực hiện Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023.
Trình tự, thủ tục thực hiện hồ sơ hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, Điều 14 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023, và Điều 19 Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023.
Trong đó, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023.
- Thời hạn hoàn thành thủ tục hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động: chậm nhất đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2023.
- Về hồ sơ đề nghị gửi về Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh phê duyệt:
+ Đối với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Công văn đề xuất của đơn vị (bản chính) đính kèm đầy đủ các hồ sơ đã thẩm định (bản photo đóng dấu treo của công đoàn cấp trên) theo quy định về Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh (qua Ban chính sách Pháp luật).
+ Đối với các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh: Công văn đề xuất của đơn vị đính kèm đầy đủ các hồ sơ đề nghị hỗ trợ (hồ sơ gốc) theo quy định về Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh (qua Ban chính sách Pháp luật).
- Về phương thức chi hỗ trợ và lưu trữ hồ sơ:
Căn cứ vào quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đã được Liên đoàn Lao động TP. Hồ Minh phê duyệt, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện:
+ Chi trực tiếp cho đối tượng được phê duyệt bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (không chuyển kinh phí cho công đoàn cấp dưới để thực hiện chi).
+ Lưu trữ chứng từ theo quy định (gồm: các hồ sơ đề nghị , văn bản thẩm định của đơn vị, quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh, chứng từ minh chứng đã chuyển tiền hỗ trợ hoặc danh sách có ký nhận của đối tượng được hỗ trợ khi nhận bằng tiền mặt…).
Công đoàn tại TP. HCM cần lưu ý gì khi làm hồ sơ hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng? (Hình từ Internet)
Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì khi thực hiện hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng?
Trách nhiệm thực hiện hỗ trợ lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng của Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Công văn 82/LĐLĐ-TC năm 2023.
Cụ thể như sau:
- Lập Tổ công tác trực tiếp tham mưu cho Thường trực Liên đoàn Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh trong công tác tiếp nhận hồ sơ đề nghị của các đơn vị nêu tại mục 6; tổ chức thẩm định, trình Quyết định phê duyệt và thông báo kết quả phê duyệt cho đơn vị đề nghị.
- Thành viên Tổ công tác:
+ Đồng chí Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - Tổ trưởng.
+ Đồng chí Trưởng Ban Tài chính - Tổ phó.
+ Các đồng chí là chuyên viên của Ban Chính sách Pháp luật, Ban Tài chính và các Ban chuyên đề khác.
+ Các thành viên khác được triệu tập theo yêu cầu của Thường trực Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đề xuất của Tổ công tác và tham mưu của Ban Chính sách Pháp luật.
- Nhiệm vụ của thành viên Tổ công tác do đồng chí Tổ trưởng trực tiếp phân công.
- Thành viên Tổ công tác được phân công giải quyết hồ sơ phải lấy ý kiến thống nhất của đồng chí Tổ trưởng và Tổ phó trước khi trình Thường trực Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; chịu trách nhiệm tham mưu thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) đối với các trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt.
Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh ra sao?
Căn cứ theo nội dung được xác định tại tiểu mục 7.5 Mục 7 Công văn 82/LĐLĐ-TC năm 2023, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các công đoàn cơ sở trực thuộc toàn diện Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh khi thực hiện hỗ trợ người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng như sau:
- Triển khai thực hiện nghiêm Quyết định 6696/QĐ-TLĐ năm 2023 và các nội dung hướng dẫn tại văn bản này.
- Báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh định kỳ hàng tháng (trước ngày 20 hàng tháng) để tổng hợp theo quy định.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
+ Gửi báo cáo đề xuất cấp kinh phí hỗ trợ về Ban Tài chính Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh khi có số dư quỹ hoạt động thường xuyên đến thời điểm chi hỗ trợ dưới 15 tỷ đồng (kèm theo minh chứng có liên quan);
+ Chịu trách nhiệm tập hợp, lưu trữ toàn bộ hồ sơ thanh quyết toán chi hỗ trợ nêu tại mục 6 để phục vụ công tác thanh kiểm tra, kiểm toán khi có yêu cầu.
Xem chi tiết tại Công văn 82/LĐLĐ-TC năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?