Cán bộ, công chức chấp hành quyết định trái pháp luật theo lệnh cấp trên thì có phải chịu trách nhiệm không?
Cán bộ, công chức được quy định thế nào trong hệ thống pháp luật?
Khái niệm cán bộ, công chức được quy định bởi khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, cán bộ, công chức là công dân Việt Nam được phê chuẩn, bổ nhiệm, tuyển dụng vào hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
Cán bộ, công chức chấp hành quyết định trái pháp luật theo lệnh cấp trên thì có phải chịu trách nhiệm không? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức có nghĩa vụ gì trong lúc thi hành công vụ?
Theo Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008, trong lúc thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cán bộ, công chức cần tuân thủ theo 06 nghĩa vụ nêu trên trong lúc thi hành công vụ.
Cán bộ, công chức chấp hành quyết định trái pháp luật theo lệnh cấp trên thì có phải chịu trách nhiệm không?
Căn cứ Điều 77 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định như sau:
Miễn trách nhiệm đối với cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
1. Phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên nhưng đã báo cáo người ra quyết định trước khi chấp hành;
2. Do bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, cán bộ, công chức nếu phải chấp hành quyết định trái pháp luật của cấp trên thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp:
Cán bộ, công chức đã báo cáo, trình bày với cấp trên (người ra quyết định) về quyết định trái pháp luật đó nhưng người ra quyết định vẫn xác nhận thi hành quyết định đó.
Cán bộ, công chức là người đứng đầu có những nghĩa vụ nào?
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu theo quy định tại Điều 10 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
- Thực hiện nghĩa vụ tại Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008;
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
-. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhân sự bộ phận kiểm soát nội bộ công ty chứng khoán phải có chứng chỉ chuyên môn nào theo quy định?
- Chỉ tiêu tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2024 là bao nhiêu? Kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp năm 2024 thế nào?
- 04 biểu mẫu đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục có tặng cho tổ chức không?
- Mẫu biên bản họp kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Các bước đánh giá Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Trang 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các thông tin gì? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được in thông qua phần mềm nào?