Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động có nghĩa vụ, trách nhiệm thế nào? Có được ép cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái nhiệm vụ được giao không?
Nghĩa vụ, trách nhiệm của Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được quy định thế nào?
Ngày 14/06/2022, Quốc hội ban hành Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 2 Luật Cảnh sát cơ động 2022, Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được xác định bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Cảnh sát cơ động.
Căn cứ Điều 18 Luật Cảnh sát cơ động 2022, nghĩa vụ, trách nhiệm của Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được quy định như sau:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh Công an nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên.
- Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, kính trọng, lễ phép, tận tụy phục vụ Nhân dân.
- Trung thực, dũng cảm, cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và sử dụng thành thạo trang thiết bị của Cảnh sát cơ động.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, cấp trên về quyết định, hành vi của mình khi thực hiện nhiệm vụ và việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động có nghĩa vụ, trách nhiệm thế nào? Có được ép cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái nhiệm vụ được giao không? (Hình từ Internet)
Có được ép cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái nhiệm vụ được giao không?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Cảnh sát cơ động 2022 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát cơ động; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ.
2. Chiếm đoạt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tàng trữ, sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát cơ động.
3. Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động; giả mạo phương tiện, làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, phù hiệu, con dấu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt của Cảnh sát cơ động.
5. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, việc ép cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động làm trái nhiệm vụ được giao là hành vi không được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Cảnh sát cơ động 2022.
Việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định ra sao?
Hiện nay, việc đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Cảnh sát cơ động 2022 như sau:
Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động
1. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; huấn luyện quân sự, võ thuật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao; khuyến khích phát triển tài năng để phục vụ lâu dài trong Cảnh sát cơ động.
2. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được tổ chức theo biểu biên chế và bố trí sử dụng phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, địa bàn hoạt động của từng đơn vị, lực lượng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; huấn luyện quân sự, võ thuật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đồng thời, việc phát triển tài năng để phục vụ lâu dài cũng được khuyến khích trong Cảnh sát cơ động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?