Cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào? Yếu tố dân cư trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào? Câu hỏi của anh Tính đến từ Quảng Ngãi.

Cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau:

- Bản đồ phải thể hiện trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển đảo, quần đảo; đặc biệt phải thể hiện được đầy đủ biển, đảo, quần đảo theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Khung trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 47/2014/TT-BTNMT.

- Bản đồ biểu thị lãnh thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 102o - 118 o độ kinh Đông; vĩ tuyến từ 04 o 30’ - 23 o 30’ độ vĩ Bắc.

- Tên bản đồ phải là tên quốc gia đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên khung Bắc tờ bản đồ.

- Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ và thước tỷ lệ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.

- Bản chú giải được bố trí khu vực ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Tùy thuộc mục đích sử dụng có thể bổ sung bảng diện tích, dân số, mật độ dân cư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bản đồ phụ ở vị trí ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Các thông tin khác được bố trí hợp lý dưới khung Nam của bản đồ.

Cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào? Yếu tố dân cư trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được quy định như thế nào?

Cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào? Yếu tố dân cư trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Yếu tố dân cư trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về yếu tố dân cư trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau:

- Thể hiện có chọn lọc các điểm dân cư. Thể hiện điểm dân cư bằng ký hiệu phi tỷ lệ, phân loại theo số dân như sau:

+ Điểm dân cư có số dân từ 1.500.000 người trở lên.

+ Điểm dân cư có số dân từ 500.000 người đến dưới 1.500.000 người.

+ Điểm dân cư có số dân từ 250.000 người đến dưới 500.000 người.

+ Điểm dân cư có số dân từ 100.000 người đến dưới 250.000 người.

+ Điểm dân cư có số dân từ 50.000 người đến dưới 100.000 người.

+ Điểm dân cư có số dân dưới 50.000 người.

- Thể hiện đầy đủ điểm dân cư thị xã, thành phố; các thị trấn lựa chọn biểu thị phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ;

- Thể hiện có lựa chọn các điểm dân cư nông thôn. Ưu tiên các điểm dân cư có số dân lớn hơn, điểm dân cư có tên gọi là các địa danh nổi tiếng hoặc có tính định hướng đồng thời đảm bảo mật độ phân bố;

- Ghi chú tên tất cả điểm dân cư đã được lựa chọn và phân loại như sau: thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh; thị xã; thị trấn; các điểm dân cư nông thôn;

- Phân biệt điểm dân cư là trung tâm hành chính cấp tỉnh, huyện.

Yếu tố thủy văn trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về yếu tố thủy văn trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau:

- Đường bờ biển thể hiện ra đến khung trong của bản đồ; tùy theo tỷ lệ bản đồ để khái quát hóa đảm bảo giữ được các nét đặc trưng của từng loại bờ biển và các cửa sông chính.

- Thể hiện tất cả các đảo và quần đảo của Việt Nam theo chỉ tiêu sau đây: các đảo có diện tích ≥ 0,5 mm2 trên bản đồ được thể hiện theo tỷ lệ; các đảo có diện tích < 0,5 mm2 trên bản đồ thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ lệ và được phép lựa chọn đảm bảo hình dạng, hướng và mật độ phân bố; các đảo có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính được ưu tiên lựa chọn; phân biệt đảo san hô và các đảo khác; đá, bãi ngầm, bãi cạn, bãi khác trên biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thể hiện đặc trưng cơ bản các hệ thống sông; sông, suối, kênh mương có chiều dài ≥ 2 cm trên bản đồ; tùy theo đặc điểm địa lý của từng khu vực có thể tăng hoặc giảm chỉ tiêu này đến 1cm; thể hiện các sông, suối, kênh mương có liên quan đến biên giới quốc gia và địa giới hành chính.

- Các sông, suối, kênh mương có độ rộng ≥ 0,5 mm trên bản đồ thể hiện theo tỷ lệ; các sông, suối có độ rộng nhỏ hơn thể hiện 1 nét và có lực nét giảm dần về phía thượng nguồn. Các sông, suối, kênh, mương 1 nét thể hiện đảm bảo mật độ và hình dạng phân bố;

- Thể hiện các hồ có diện tích ≥ 10 mm2 trên bản đồ; các hồ < 10 mm2 có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc khu vực hiếm nước;

- Thể hiện các cù lao, cồn cát trên sông có diện tích trên bản đồ ≥ 2 mm2; các cù lao, cồn cát < 10 mm2 và ≥ 0,5 mm2 có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;

- Ghi chú địa danh thủy văn sau:

+ Tên biển, vịnh, vũng, eo biển, cửa sông lớn; tên các sông có chiều dài ≥ 7 cm trên bản đồ; các hồ có diện tích ≥ 25 mm2 trên bản đồ.

+ Tên các đảo, quần đảo lớn; phải ghi chú tên đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh chủ quản và tên quốc gia Việt Nam kèm theo tên các đảo, quần đảo, đá, bãi ngầm, bãi cạn, bãi khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Ghi chú tên các đối tượng địa lý có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính.

Bản đồ hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bản đồ hành chính cấp tỉnh là gì? Bố cục của bản đồ hành chính cấp tỉnh được xác định như thế nào?
Pháp luật
Bản đồ hành chính toàn quốc là gì? Xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Bản đồ hành chính cấp huyện là gì? Xác định tỷ lệ bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Việc sắp xếp các trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
Pháp luật
Cách xác định bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như thế nào? Yếu tố dân cư trong bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bản đồ hành chính các cấp gồm những loại nào? Độ chính xác bản đồ hành chính các cấp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Biên tập hoàn thiện bản tác giả bản đồ hành chính các cấp bao gồm những công việc như thế nào?
Pháp luật
Bản đồ hành chính các cấp của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bao gồm những loại bản đồ nào? Nội dung bản đồ hành chính các cấp bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Tài liệu thành lập bản đồ hành chính các cấp được quy định như thế nào? Được thành lập mới bản đồ hành chính khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bản đồ hành chính
1,695 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bản đồ hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào