Cách tính tiền lương giáo viên 2024 theo hệ số lương và theo số tiền cụ thể khi cải cách tiền lương 2024?
Cách tính tiền lương giáo viên 2024 theo hệ số lương và theo số tiền cụ thể khi cải cách tiền lương 2024?
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo đó, trong năm 2024 cụ thể từ 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương nên về cơ bản cách tính tiền lương trước và sau hai giai đoạn này có sự khác biệt, cụ thể:
Giai đoạn từ 01/01/2024 - hết ngày 30/6/2024 chưa thực hiện cải cách tiền lương nên tiền lương giáo viên vẫn được tính theo quy định hiện hành là dựa trên hệ số lương.
Giai đoạn từ 01/7/2024 bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương nên tiền lương giáo viên không còn được tính theo quy định hiện hành là dựa trên hệ số lương mà sẽ dựa trên số tiền cụ thể.
Cách tính tiền lương giáo viên giai đoạn từ 01/01/2024 - hết ngày 30/6/2024 (chưa thực hiện cải cách tiền lương)
Hiện nay, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Trong đó:
Mức lương cơ sở hiện hành là 1,8 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Hệ số lương giáo viên tùy vị trí giảng dạy mà sẽ có hệ số lương khác nhau.
Cụ thể tiền lương giáo viên hiện nay theo từng vị trí giảng dạy như sau:
(1) Tiền lương giáo viên mầm non
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
Tiền lương giáo viên mầm non cụ thể:
(2) Tiền lương giáo viên tiểu học
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Tiền lương giáo viên tiểu học cụ thể:
(3) Tiền lương giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Tiền lương giáo viên THCS cụ thể:
(4) Tiền lương giáo viên trung học phổ thông
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Tiền lương giáo viên THPT cụ thể:
Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Cách tính tiền lương giáo viên giai đoạn từ 01/7/2024 (bắt đầu thực hiện cải cách tiền lương)
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024 thì tiền lương giáo viên được xây dựng cụ thể như sau:
[1] Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới, cụ thể:
Bảng lương giáo viên chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
+ Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức thực hiện.
[2] Lương giáo viên mới được được thiết kế dựa trên cơ cấu tiền lương mới theo công thức tạm tính như sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có)
Trong đó:
Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Cách tính tiền lương giáo viên 2024 theo hệ số lương và theo số tiền cụ thể khi cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)
Lương giáo viên khu vực công cải cách tiền lương 2024 có thêm hai khoản phụ cấp mới nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 xuất hiện hai 02 khoản phụ cấp mới sau:
(1) Phụ cấp theo nghề trên cơ sở gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Khoản phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
(2) Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn trên cơ sở gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có thể thấy bảng lương giáo viên khu vực công thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ xuất hiện hai khoản phụ cấp mới là phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì hai khoản phụ cấp trên được xem như mới về "tên gọi" vì sự xuất hiện mới của hai khoản phụ cấp là dựa trên việc gộp các khoản phụ cấp cũ hiện có. Việc thực hiện chi tiết hai khoản phụ cấp mới này khi cải cách tiền lương cần phải đợi văn bản hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.
Lương giáo viên 2024 khi cải cách tiền lương có tăng không?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Như vậy, thực hiện cải cách tiền lương 2024, tiền lương giáo viên bình quân chung dự kiến tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm giáo viên vẫn được tăng lương thêm 7%.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế.
Lưu ý: Trên đây là mức tăng tiền lương đối với giáo viên khu vực công (giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập). Đối với giáo viên tại khu vực tư thực hiện hưởng lương theo hợp đồng lao động thì tiền lương thực hiện theo lương tối thiểu vùng mà dự kiến từ 01/7/2024 thì mức lương tối thiểu vùng cũng dự kiến tăng theo phương án mới nhất đã được Hội đồng tiền lương quốc gia thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?