Cách tính thời gian công tác được tính hưởng chế độ của Công an nhân dân chống Mỹ theo Thông tư 41/2023/TT-BCA?
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của Công an nhân dân chống Mỹ được tính thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BCA, thời gian công tác được tính hưởng chế độ gồm:
- Thời gian cán bộ, chiến sĩ công tác thực tế trong Công an nhân dân, tính từ khi vào Công an nhân dân đến khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
- Thời gian công tác trong Quân đội nhân dân.
- Trường hợp có thời gian công tác gián đoạn thì được cộng dồn.
Theo đó, thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần nếu có tháng lẻ dưới 6 tháng thì được tính bằng mức hưởng của 1/2 năm, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng mức hưởng của 01 năm.
Ví dụ 1:
Ông Trần Văn A, vào Công an nhân dân tháng 01 năm 1962, thôi việc về địa phương tháng 7 năm 1981. Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Trần Văn A từ tháng 01 năm 1962 đến tháng 7 năm 1981 là 19 năm 07 tháng.
Ví dụ 2:
Ông Lê Văn B, vào Công an nhân dân tháng 6 năm 1971 đến tháng 11 năm 1987 chuyển ngành sang Ủy ban nhân dân huyện T; năm 1990 nghỉ theo chế độ thôi việc về địa phương.
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Lê Văn B là thời gian công tác trong Công an nhân dân từ tháng 6 năm 1971 đến tháng 10 năm 1987 là 16 năm 05 tháng (thời gian ông Lê Văn B chuyển ngành sang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện T không được tính vào thời gian công tác được tính hưởng chế độ).
Cách tính thời gian công tác được tính hưởng chế độ của Công an nhân dân chống Mỹ theo Thông tư 41/2023/TT-BCA? (Hình từ internet)
Tính thời gian công tác của cán bộ, chiến sĩ công tác trong Quân đội nhân dân như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BCA như sau:
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ
....
2. Thời gian cán bộ, chiến sĩ công tác trong Quân đội nhân dân được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg, cụ thể:
a) Cán bộ, chiến sĩ nếu chưa được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết gọn là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg) thì thời gian công tác trong Quân đội nhân dân được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư này;
b) Thời gian công tác trong Quân đội nhân dân đã được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg thì không được cộng thời gian công tác trong Quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có nguyện vọng cộng thời gian công tác trong Quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì phải nộp lại khoản trợ cấp một lần đã nhận theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg thì được cộng thời gian công tác trong Công an nhân dân với thời gian công tác trong Quân đội nhân dân vào thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng để điều chỉnh mức trợ cấp đang hưởng.
Như vậy, đối với cán bộ, chiến sĩ công tác trong Quân đội nhân dân thì thời gian công tác được tính cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân.
Chế độ trợ cấp của Công an nhân dân chống Mỹ được tính thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2023/TT-BCA, Điều 5 Thông tư 41/2023/TT-BCA, chế độ trợ cấp của Công an nhân dân chống Mỹ được tính như sau:
(1) Trợ cấp hàng tháng
Từ đủ 15 năm được trợ cấp hằng tháng mức 813.614 đồng/người/tháng, sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5%, cụ thể:
- Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 813.614 đồng/người/tháng;
- Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 854.295 đồng/người/tháng;
- Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 894.975 đồng/người/tháng;
- Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 935.656 đồng/người/tháng;
- Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 976.337 đồng/người/tháng.
(2) Trợ cấp một lần
Từ đủ 02 năm (24 tháng) trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 03 trở đi, cứ mỗi năm mức hưởng trợ cấp một lần được cộng thêm 800.000 đồng.
Mức trợ cấp một lần được tính theo công thức:
Mức hưởng = 2.500.000 đồng + [(số năm công tác được tính hưởng chế độ - 2 năm) x 800.000 đồng/năm)]
Trường hợp cán bộ, chiến sĩ từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp một lần thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được nhận truy lĩnh khoản trợ cấp một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?