Cách phòng chống tệ nạn xã hội? Tổng hợp các mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội mới nhất 2023?
Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là gì?
Tệ nạn xã hội có thể được hiểu là hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện thông qua những hành vi trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội, thậm chí là vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng xấu đến cá nhân, gia đình và xã hội.
Căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì tệ nạn xã hội bao gồm một số loại như sau:
- Tệ nạn xã hội về ma túy;
- Tệ nạn xã hội về mua dâm;
- Tệ nạn xã hội về bán dâm;
- Tệ nạn xã hội về đánh bạc trái phép.
Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
- Nguyên nhân chủ quan:
Đây là nguyên nhân xuất phát từ ý chỉ chủ quan của người thực hiện, trong đó bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:
+ Người dân chưa nhận thức rõ ràng được hành vi, hậu quả của tệ nạn xã hội: Đa phần do chưa biết đến hoặc nhận thức chưa đầy đủ và rõ ràng về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội.
+ Người dân có lối sống, suy nghĩ lạc hậu: Thể hiện rõ nhất ở tệ nạn mê tín dị đoan và tệ nạn bạo lực gia đình. Nhiều người dân theo phong tục tập quán hoặc theo lối suy nghĩ cổ hủ, duy tâm, thờ cúng và tôn sủng thánh thần một cách thái quá. Đồng thời coi đó là một sự việc bình thường trong cuộc sống chứ như là hành vi chồng chửi bới, đánh đập vợ và con.
+ Do lối suy nghĩ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng các hành vi phi pháp như ở tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép chất ma túy.
- Nguyên nhân khách quan:
Đây là những nguyên nhân bên ngoài tác động vào lối sống, suy nghĩ của người dân.
+ Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân chưa được đảm bảo:
Tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tệ nạn như trộm cướp, cướp giật hay đánh bạc, buôn ma túy. Với nhu cầu sinh hoạt của người dân không đủ thì họ luôn tìm kiếm những phương thức để kiếm ra tiền, vật chất dù cho đó có là hành vi sai trái.
+ Do đời sống xã hội không được đảm bảo, trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
+ Do chính sách quản lý, điều hành còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng, chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội đã có nhưng diễn ra chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, không bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.
Như vậy ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình tệ nạn xã hội ngày càng tăng cao, bao gồm cả nguyên nhân khách quan nguyên nhân chủ quan cũng như các nguyên nhân đến từ nhiều khía cạnh khác nhau tác động lên đời sống xã hội.
Cách phòng chống tệ nạn xã hội? Tổng hợp các mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội mới nhất 2023? (Hình từ internet)
Cách phòng chống tệ nạn xã hội?
Việc phòng tránh tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị kết hợp với người dân. Để phòng chống tệ nạn xã hội cần các biện pháp, có sự phối hợp của những cá nhân, cơ quan và tổ chức trong toàn xã hội. Cụ thể cách phòng chống tệ nạn xã hội như sau:
(1) Đối với cơ quan nhà nước:
- Cần chú trọng ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ để giảm thiểu những tác động của tệ nạn xã hội;
- Có những chế tài xử lý hiệu quả những đối tượng vi phạm và tham gia tệ nạn;
- Cần xây dựng cách thức tuyên truyền pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội thường xuyên, liên tục;
- Nâng cao những công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động có liên quan đến tệ nạn xã hội phát sinh như karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, bar, khu vực bỏ hoang,…
- Nâng cao cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế, xã hội trong nhân dân;
- Xây dựng những kế hoạch giáo dục về tệ nạn xã hội cho mọi nhóm đối tượng;
- Phát hiện và cảnh báo đến toàn thể nhân dân về ổ nhóm tệ nạn và hậu quả;
( 2) Đối với công dân, tổ chức, cơ quan
Mỗi công dân cần nâng cao ý thức, nhận thức về việc chủ động phòng chống tệ nạn xã hội và tuân thủ pháp luật;
Với cơ quan tổ chức cũng cần tuyên truyền thường xuyên về tệ nạn xã hội cho người trong cơ quan;
Với trường học cần thường xuyên giáo dục về tệ nạn cho học sinh của mình;
Với các em học sinh cần chủ động lắng nghe những bài học về tệ nạn, tránh xa những đối tượng có nguy cơ tham gia tệ nạn.
Với những phụ huynh thì cần có biện pháp giáo dục con em mình, quan sát và cảnh báo kịp thời.
Trên đây là một số nội dung tham khảo về cách phòng chống tệ nạn xã hội.
Tổng hợp các mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội mới nhất 2023?
Tổng hợp các mức phạt hành chính về tệ nạn xã hội được quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Xem chi tiết các mức phạt hành chính về tại nạn xã hội mới nhất 2023 tại đây
*Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với cá nhân, đối với trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?