Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ nhỏ? Khi nào sẽ chuyển bệnh nhân điều trị tại nhà đến bệnh viện?
Bệnh tay chân miệng được chia thành mấy mức độ? Bệnh nhân được điều trị bệnh tay chân miệng ngoại trú tại nhà khi nào?
Căn cứ Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay-chân-miệng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Theo Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012, bệnh tay chân miệng được phân bộ lâm sàng thành 04 độ (Độ 1, Độ 2, Độ 3, Độ 4) tùy theo mức độ diễn biến của bệnh.
Cụ thể như sau:
Mức độ | Dấu hiệu |
Độ 1 | Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da. |
Độ 2 | |
Độ 2a | - Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám - Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ. |
Độ 2b | Có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 : Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau: - Giật mình ghi nhận lúc khám. - Bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần /30 phút. - Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau: + Ngủ gà. + Mạch nhanh > 130 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau: - Sốt cao ≥ 39,5oC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt. - Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). - Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. - Rung giật nhãn cầu, lác mắt. - Yếu chi hoặc liệt chi. - Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói… |
Độ 3 | - Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt). - Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng). - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. - HA tâm thu tăng: + Trẻ dưới 12 tháng HA > 100 mmHg. + Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng HA > 110 mmHg. + Trẻ từ trên 24 tháng HA > 115 mmHg. - Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thì hít vào. - Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm). - Tăng trương lực cơ. |
Độ 4 | - Sốc. - Phù phổi cấp. - Tím tái, SpO2 < 92%. - Ngưng thở, thở nấc. |
Theo đó, đối với bệnh nhân tay chân miệng mức độ 1 sẽ thực hiện điều trị ngoài trú và theo dõi tại y tế cơ sở (trường hợp trẻ dưới 12 tháng sẽ chuyển tuyến điều trị tại bệnh viện).
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ nhỏ? Khi nào sẽ chuyển bệnh nhân điều trị tại nhà đến bệnh viện? (Hình từ Internet)
Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà ra sao?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012, việc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà được hướng dẫn như sau:
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) hoặc 15 mg/kg/lần (toạ dược) mỗi 6 giờ.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
- Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
+ Sốt cao ≥ 39oC.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
+ Đi loạng choạng.
+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
+ Co giật, hôn mê.
Khi nào sẽ chuyển bệnh nhân điều trị tay chân miệng tại nhà đến bệnh viện?
Tại khoản 2.1 tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012 có hướng dẫn như sau:
ĐIỀU TRỊ
...
2. Phân tuyến điều trị:
2.1. Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân:
- Khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1
- Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2a trở lên hoặc độ 1 với trẻ dưới 12 tháng hoặc có bệnh phối hợp kèm theo.
- Điều kiện: Bác sỹ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì bệnh nhân điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà sẽ đến bệnh viện khi tình trạng bệnh chuyển sáng mức độ 2a trở lên.
Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?
Căn cứ Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1003/QĐ-BYT năm 2012, việc phòng bệnh tay chân miệng được quy định như sau:
(1) Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
(2) Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
- Cách ly theo nhóm bệnh.
- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
(3) Phòng bệnh ở cộng đồng:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?