Các khoản nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
- Các khoản nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
- Hướng dẫn đối chiếu, xác nhận nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?
- Đơn vị sự nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần mà vẫn chưa đối chiếu hết các khoản nợ phải thu thì xử lý thế nào?
Các khoản nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 150/2020/NĐ-CP có quy định về việc xử lý các khoản nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần như sau:
Bước 1: Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ đã quá hạn thanh toán),
Bước 2: Thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
Bước 3: Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho công ty mẹ để xử lý.
Lưu ý:
(i) Đối với những khoản nợ không có đủ căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập phải làm rõ nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau:
- Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.
(ii) Nếu trường hợp đến thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập mà vẫn còn một số khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận, thì:
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan.
- Và phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước thời điểm đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu và báo cáo các chủ thể có thẩm quyền tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 150/2020/NĐ-CP.
- Đồng thời ,phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị đơn vị cũng như phương án chuyển đổi làm cơ sở bán đấu giá cổ phần.
(iv) Đối với hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ (như tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải trả...) mà đơn vị sự nghiệp công lập đã thanh toán và hạch toán vào chi phí nhưng đến thời điểm xác định giá trị chưa hoàn thành: Đơn vị sự nghiệp công lập đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để hạch toán giảm chi phí và hạch toán tăng chi phí trả trước khi xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện).
Các khoản nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
Hướng dẫn đối chiếu, xác nhận nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 111/2020/TT-BTC có quy định:
Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP, lập bảng kê chi tiết đối với từng khách nợ, chủ nợ tại thời điểm xác định giá trị và các nội dung hướng dẫn cụ thể sau:
1. Nợ phải thu:
a) Đối chiếu, xác nhận các khoản nợ phải thu theo từng khách nợ, bao gồm: Toàn bộ các khoản nợ phải thu đến hạn, chưa đến hạn và đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ các tài liệu chứng minh là không thu hồi được theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
b) Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị mà vẫn còn một số khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP.
Theo đó, nợ phải thu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần phải được đối chiếu, xác nhận các khoản nợ phải thu theo từng khách nợ.
Và phân loại thành các khoản nợ phải thu đến hạn, chưa đến hạn và đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị mà vẫn còn một số khoản nợ phải thu có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 150/2020/NĐ-CP xem xét, xử lý.
Đơn vị sự nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần mà vẫn chưa đối chiếu hết các khoản nợ phải thu thì xử lý thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 19 Nghị định 150/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý tài chính tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần
...
2. Quy định về xử lý tài chính tại thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển thành công ty cổ phần:
...
đ) Đối với các khoản nợ phải thu đã làm thủ tục đối chiếu nhưng đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưa đối chiếu được thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Giá trị khoản nợ còn lại (sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể) được hạch toán vào chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và thực hiện chuyển giao hồ sơ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện chuyển giao hồ sơ cho công ty mẹ để xử lý;
Theo đó, đối với các khoản nợ phải thu đã làm thủ tục đối chiếu nhưng đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần vẫn chưa đối chiếu, thì:
- Phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan.
- Giá trị khoản nợ còn lại được hạch toán vào chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và thực hiện chuyển giao hồ sơ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện chuyển giao hồ sơ cho công ty mẹ để xử lý;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?