Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách cần thực hiện trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường?
Thực hiện các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng dự toán ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường?
Căn cứ Mục 3 Công văn 3556/BTNMT-KHTC năm 2022 quy định các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng như sau:
- Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực.
- Xây dựng và duy trì hoạt động của các nội dung theo chức năng quản lý được phân công kết nối với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường quốc gia; hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng.
- Quan trắc môi trường bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trong lĩnh vực quản lý.
- Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của trung ương; 9 - Thống kê môi trường, xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi do, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu theo khu vực và lĩnh vực.
- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực đảm bảo tuân thủ quy định theo Điều 25 Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
- Truyền thông, tập huấn nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm: Tuyên truyền, tập huấn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.
- Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí liên tỉnh, liên vùng, xuyên biên giới; điều tra, đánh giá, phân loại, cảnh báo, kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất. - Thực hiện các nội dung công việc về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ký kết trong các Chương trình phối hợp, Quy chế phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Danh mục dự án đề xuất theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 2, Phụ lục 3 và Phụ lục 4 kèm theo.
Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách cần thực hiện trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường? (Nguồn hình: Internet)
Các dự án nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách trong việc thực hiện các dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường?
Căn cứ quy định Mục 2 Công văn 3556/BTNMT-KHTC năm 2022 quy định các dự án nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách như sau:
- Triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường; Xây dựng cơ chế chính sách và nâng cao năng lực phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học; áp dụng các công cụ kinh tế trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Triển khai, thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường do Bộ, ngành chủ trì thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 6 - Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường.
Yêu cầu trong việc thực hiện các dự án sự nghiệp bảo vệ môi trường?
Căn cứ quy định tại Mục 4 Công văn 3556/BTNMT-KHTC năm 2022 quy định về yêu cầu đối với kế hoạch và dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như sau:
- Kế hoạch và dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế.
- xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2025 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành.
- Các dự án, nhiệm vụ (bao gồm cả hoạt động quan trắc môi trường, hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị thay thế, vật tư hóa chất để đảm bảo duy trì hoạt động quan trắc) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có thuyết minh đề cương, dự toán chi tiết gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn 10 ở các phụ lục kèm theo (báo cáo sử dụng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định hiện hành.
- Đối với các dự án xử lý các điểm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008, Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 đề nghị gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án được hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?