Các chế độ thai sản mới nhất năm 2024 đối với lao động nữ? Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2024 bao gồm những tài liệu nào?
Các chế độ thai sản đối với lao động nữ mới nhất năm 2024?
Các chế độ thai sản năm 2024 bao gồm các chế độ sau:
(1) Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2024
Tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2024 như sau:
Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Lao động nữ mang thai
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- Người lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai.
Người lao động nữ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động nữ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(2) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản năm 2024
*Thời gian hưởng chế độ khám thai: (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
*Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
*Thời gian hưởng chế độ khi sinh con (Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
- Lao động nữ được nghỉ sinh con 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Lưu ý:
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
- Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con (chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội) thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
*Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi (Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
*Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai (Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(3) Mức hưởng chế độ thai sản năm 2024
*Tiền trợ cấp một lần khi sinh con (Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Trợ cấp một lần khi sinh con = 2 x mức lương cơ sở cho mỗi con |
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 (Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Như vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,8 triệu đồng x 2 = 3,6 triệu đồng/con.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ mức lương cơ sở, vì vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh con có thể sẽ thay đổi.
*Tiền trợ cấp thai sản khi sinh con theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng 01 tháng như sau
Trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con = 100% * Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ |
Nếu chưa đóng đủ 06 tháng thì được hưởng theo mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng.
*Tiền trợ cấp khác
- Mức hưởng một ngày đối với chế độ khi khám thai (điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ |
- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ : 30 x Số ngày nghỉ |
Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2024 đối với lao động nữ bao gồm những chế độ nào?
Tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh năm 2024 bao gồm:
- Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau (do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định):
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức hưởng một ngày= 30% x Mức lương cơ sở |
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 (Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Như vậy, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,8 triệu đồng x 30% = 540.000
Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, bãi bỏ mức lương cơ sở, vì vậy, mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh có thể sẽ thay đổi.
Các chế độ thai sản mới nhất năm 2024 đối với lao động nữ? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản năm 2024 bao gồm những tài liệu nào?
Tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về h ồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm các tài liệu sau:
- Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
- Trường hợp người lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?