Các cặp đôi đồng tính nữ có được phép sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con hay không?
Nguyên tắc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì?
Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được hiểu là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Các trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải áp dụng các nguyên tắc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP như sau:
(1) Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
(2) Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
(3) Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
(4) Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.
(5) Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Trong đó, vô sinh được hiểu là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai.
Các cặp đôi đồng tính nữ có được phép sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Các cặp đôi đồng tính nữ có được phép sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con hay không?
Đồng tính nữ (tiếng Anh: lesbian) là người một người phụ nữ bị thu hút bởi người cùng giới. Khái niệm này cũng được dùng để chỉ bản dạng tính dục hoặc hành vi tình dục mà không trong mối tương quan nào với xu hướng tính dục, hoặc như một tính từ để làm rõ đặc điểm hoặc liên kết các danh từ với đồng tính nữ hoặc sự thu hút với người cùng giới
Quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì Nhà nước không công nhận hôn nhân đồng giới. Nói cách khác, những người đồng tính nữ sống chung với nhau thì trên pháp luật họ vẫn là phụ nữ độc thân.
Phụ nữ độc thân theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật
Do đó, họ vẫn được phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Cặp đôi đồng tính nữ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con bằng cách nào?
Đối với phụ nữ độc thân hay cặp đôi đồng tính nữ muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, có thể thực hiện bằng cách nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi theo quy định tại Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc là phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.
(2) Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
(3) Người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng;
- Người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ;
- Phụ nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.
(4) Người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
(5) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận tinh trùng, nhận phôi.
Bên cạnh đó, các cặp đôi đồng tính nữ phải gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?