Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023? Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì?

Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023? Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì? Câu hỏi anh Thành đến từ Bình Định.

Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình bao gồm 02 điều kiện sau:

- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.

Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2022? Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì?

Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023? Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm những gì?

Căn cứ quy định tại Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021, hồ sơ yêu cầu giải trình bao gồm:

- Văn bản yêu cầu giải trình của cá nhân, tổ chức

- Thông tin, tài liệu liên quan đến yêu cầu giải trình.

- Thông báo đồng ý hoặc từ chối giải trình của cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải trình.

Người yêu cầu giải trình sẽ nộp 01 bộ hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc gửi bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình.

Các bước thực hiện thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình năm 2023?

Theo quy định tại Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 70/QĐ-TTCP năm 2021, thủ tục tiếp nhận yêu cầu giải trình sẽ được thực hiện qua 03 bước sau:

- Bước 1: Người yêu cầu giải trình gửi văn bản yêu cầu giải trình hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình. Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín và phải có chữ ký hoặc Điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình. Trường hợp yêu cầu trực tiếp thì người yêu cầu giải trình phải trình bày rõ nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận.

- Bước 2: Cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019.

+ Trường hợp nhiều người đến yêu cầu giải trình trực tiếp về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình.

+ Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cầu.

- Bước 3: Người có trách nhiệm giải trình thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.

Những trường hợp nào được từ chối yêu cầu giải trình?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình như sau:

- Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

- Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.

- Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.

- Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi thuộc 04 trường hợp nêu trên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình được phép từ chối yêu cầu giải trình.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định 02 nội dung sau đây sẽ không không thuộc phạm vi giải trình:

- Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình bao gồm:

- Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

- Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.

Thủ tục hành chính
Bản giải trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 01/7/2024, VNeID là tài khoản duy nhất thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đúng không?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục hành chính thông báo về việc tìm việc làm hằng tháng mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Công bố 9 thủ tục hành chính nội bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTTDL trong lĩnh vực thư viện ra sao?
Pháp luật
Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực di sản văn hóa do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư ra sao? Mức phí thực hiện thủ tục hành chính mới là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổng hợp 10 thủ tục hành chính về đất đai mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2025 gồm thủ tục nào?
Pháp luật
8 nhiệm vụ về đổi mới việc thực hiện, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trong Kế hoạch 680/KH-BVHTTDL 2024 là gì?
Pháp luật
Xây dựng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh cần đảm bảo những yêu cầu gì về chức năng?
Pháp luật
Thông tư 21/2023/TT-BTTTT quy định về chức năng, tính năng kỹ thuật của hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh ra sao?
Pháp luật
Quyết định 168/QĐ-BNV 2024 công bố những thủ tục hành chính nào về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủ tục hành chính
2,054 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủ tục hành chính Bản giải trình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào