Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình là gì? Ai có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng?
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình là gì?
- Ai có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình?
- Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những gì?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp những hoạt động nào?
Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
....
b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
...
Như vậy, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình là điều kiện bắt buộc của nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình để cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động.
Trên thực tế, có thể hiểu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình là việc một cá nhân đã trải qua một khóa đào tạo, bồi dưỡng về những ký năng phòng chống bạo lực gia định để có thể thực hiện tư vấn, chăm sóc về bạo lực gia đình.
Bồi dưỡng kỹ năng? (Hình ảnh từ Internet)
Ai có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực gia đình?
Thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 25 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Hằng năm, cơ quan nhà nước quy định trên có trách nhiệm ban hành kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình và đăng trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành kế hoạch.
- Cơ sở được cơ quan nhà nước cho phép tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở được xác định trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước quy định.
- Cơ sở được cơ quan nhà nước cho phép tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận cho người tham gia bồi dưỡng theo Mẫu số 14 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP sau khi kết thúc lớp bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì nội dung bồi dưỡng bao gồm:
- Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
- Nhân viên trực tiếp thực hiện chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng về tâm lý trị liệu, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bị bạo lực gia đình.
- Nhân viên thực hiện các hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình và kiến thức, kỹ năng liên quan đến dịch vụ cung cấp.
Lưu ý: Người đã được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình sau 05 năm phải tham gia bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo lĩnh vực trực tiếp thực hiện.
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
+ Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
+ Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
+ Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
+ Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?