Bộ Y tế ban hành công điện khẩn về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa lũ? Yêu cầu trực cấp cứu 24/24?

Bộ Y tế ban hành công điện khẩn về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa lũ? Yêu cầu trực cấp cứu 24/24 đúng không? chị Y.N - Nghệ An.

Bộ Y tế ban hành công điện khẩn về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa lũ? Yêu cầu trực cấp cứu 24/24?

Ngày 28/09/2023, Bộ Y tế ban hành Công điện 1265/CĐ-BYT năm 2023 về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa lũ.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ tại nhiều địa phương, ngày 28/9, Bộ Y tế đã có Công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ về triển khai công tác y tế ứng phó với mưa lũ.

Tại công điện Bộ Y tế cho biết, theo bản tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 27-28/9/2023, khu vực từ Thanh Hoá đến Nghệ An có mưa rất to; lượng mưa từ 60-120mm, có nơi trên 200mm; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ có mưa từ 40-70mm, có nơi trên 100mm; khu vực Đông Bắc, Việt Bắc có mưa từ 20-50mm, có nơi trên 90mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, Trung Bộ chỉ đạo tổ chức chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24h; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra...

Để chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh Trung Bộ; Bộ Y tế (Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ khẩn trương thực hiện một số nội dung, cụ thể: Thực hiện nghiêm các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Bộ Y tế về việc sẵn sàng triển khai công tác bảo đảm y tế ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động công tác phòng, chống. Rà soát kế hoạch, phương án phòng, chống bão lũ của đơn vị đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24h; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, bão gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.

Đồng thời, tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành trong khu vực trên báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Tại công điện này, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Trung Bộ và các đơn vị có liên quan khẩn trương, phối hợp tổ chức triển khai nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế./.

Bộ Y tế ban hành công điện khẩn về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa lũ? Yêu cầu trực cấp cứu 24/24?

Bộ Y tế ban hành công điện khẩn về việc triển khai công tác y tế ứng phó mưa lũ? Yêu cầu trực cấp cứu 24/24? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai được quy định như thế nào?

Tại Điều 4 Luật Phòng chống thiên tai 2013, quy định các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai gồm có như sau:

- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.

- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.

Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai được quy định như thế nào?

Tại Điều 11 Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định về nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai như sau:

- Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.

- Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào?
Pháp luật
Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt lớn có được nhà nước hỗ trợ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai không?
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Bản tin dự báo thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn ban hành có được phép sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Bão là gì? Có phải bão là hiện tượng thiên tai hay không? Tháng mấy hằng năm thì là mùa bão ở nước ta?
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
443 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào