Bổ sung quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài?
- Một số nội dung đáng chú ý về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo Nghị định 20/2023/NĐ-CP?
- Quy định mới có thay đổi quyền quyết định dự án sử dụng vốn ODA của Thủ tướng hay không?
- Bổ sung thẩm quyền sử dụng vốn ODA của Bộ trưởng và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đúng không?
Một số nội dung đáng chú ý về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo Nghị định 20/2023/NĐ-CP?
Trước hết để hiểu về ODA thì theo Điều 1 Nghị định 114/2021/NĐ-CP và khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP có giải thích rằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Điển hình mới nhất đó là khoản vay hỗ trợ ngân sách trị giá 50 tỷ Yên cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giữa Việt Nam - Nhật Bản được ký kết ngày 21/5/2023.
Ngày 04/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Nghị định 20/2023/NĐ-CP đã sửa đổi 22 điều khoản, thay thế 1 Phụ lục và bãi bỏ 05 điểu khoản của của Nghị định 114/2021/NĐ-CP.
Một số nội dung đáng chú ý về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 20/2023/NĐ-CP như sau:
- Thủ tướng Chính phủ không còn có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư,
- Nhà thầu quan tâm, tham dự sơ tuyển phải chịu mọi chi phí chuẩn bị và nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
Trường hợp đã lựa chọn danh sách ngắn nhưng điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án không được ký kết, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn việc không tiếp tục tổ chức đấu thầu.
- Chủ đầu tư chỉ được phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu sau khi điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi của dự án được ký kết.
Bổ sung quy định thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài? (Hình từ Internet)
Quy định mới có thay đổi quyền quyết định dự án sử dụng vốn ODA của Thủ tướng hay không?
Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã thay đổi thẩm quyền quyết định dự án sử dụng vốn ODA của Thủ tướng.
Cụ thể, tại Điều 1 Nghị định 20/2023/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:
a) Chương trình, dự án đầu tư nhóm A sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi, trừ chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
Như vậy, so với quy định trước đây tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP thì đã bãi bỏ dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.
Bổ sung thẩm quyền sử dụng vốn ODA của Bộ trưởng và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đúng không?
Bổ sung khoản 3a, 3b Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi như sau:
- Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP.
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 114/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?
- Mẫu kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025 mới nhất? Tải kế hoạch phòng cháy chữa cháy trong trường học 2025?
- Mẫu Biên bản họp bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?
- Trình tự thủ tục xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước của Bộ Xây dựng như thế nào?