Bộ Quốc phòng đã đề ra phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
- Bộ Quốc phòng đã đề ra phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
- Nguyên nhân Bộ Quốc phòng thay đổi và quá trình thực hiện phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
- Thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu theo quy định hiện nay ra sao?
- Trình tự, thủ tục đóng bãi cất, hạ cánh trên boong tàu theo quy định hiện hành như thế nào?
Bộ Quốc phòng đã đề ra phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1275/QĐ-TTg năm 2023 thì phương án của Bộ Quốc phòng về thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu thay đổi như sau:
- Bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến;
- Giảm thời gian thẩm định, kiểm tra và ra văn bản xin ý kiến Bộ Giao thông vận tải từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc; giảm thời gian Bộ Giao thông vận tải có văn bản trả lời từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc; giảm thời gian giải quyết đề nghị chấp thuận mở bãi cất, hạ cánh từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc.
- Bãi bỏ thành phần hồ sơ: “Thuyết minh mô tả phương thức quản lý, điều hành bay trực thăng, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, tổ chức điều hành bay, hiệp đồng thông báo bay”.
- Bãi bỏ yêu cầu điều kiện:
+ “Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải, hạ tầng xã hội - đô thị”;
+ “Có đội ngũ nhân lực đủ trình độ kỹ thuật vận hành, khai thác sân bay chuyên dùng”.
Nguyên nhân Bộ Quốc phòng thay đổi và quá trình thực hiện phương án thay đổi thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1275/QĐ-TTg năm 2023 thì Bộ Quốc phòng lý giải việc thay đổi thủ tục trên dựa trên lý do:
Tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, thuận lợi cho đối tượng thực hiện.
Phương án trên được thực hiện bằng cách sửa đổi Điều 15 Nghị định 42/2016/NĐ-CP và thực hiện từ 2023 - 2025.
Thay đổi thủ tục đáp, hạ trên boong tàu? (Hình ảnh từ Internet)
Thủ tục mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu theo quy định hiện nay ra sao?
Trình tự, thủ tục mở bãi cất hạ cánh trên boong tàu được quy định tại Điều 15 Nghị định 42/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Đơn đề nghị mở bãi cất, hạ cánh theo Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành theo Nghị định 42/2016/NĐ-CP;
+ Các bản vẽ mặt cắt dọc, cắt ngang thể hiện chiều cao các hệ thống, thiết bị trên mặt boong tàu, mặt bằng và kích thước của mặt boong, kích thước bãi cất, hạ cánh trên mặt boong tàu và các bộ phận liền kề, tiếp giáp;
+ Thuyết minh mô tả phương thức quản lý, điều hành tàu bay trực thăng, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, tổ chức điều hành bay, hiệp đồng thông báo bay.
(2) Trình tự, thủ tục giải quyết:
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị mở bãi cất, hạ cánh trên boong tàu gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này qua hệ thống bưu chính đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ quy định.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, và có văn bản lấy ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải.
Trường hợp, hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị mở bãi cất, hạ cánh biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan chức năng có liên quan có văn bản trả lời gửi về Bộ Tổng Tham mưu;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Bộ Giao thông vận tải và văn bản trả lời của các cơ quan chức năng có liên quan, Bộ Tổng Tham mưu ra văn bản chấp thuận mở bãi cất, hạ cánh;
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận.
Trình tự, thủ tục đóng bãi cất, hạ cánh trên boong tàu theo quy định hiện hành như thế nào?
Trình tự, thủ tục đóng bãi cất, hạ cánh trên boong tàu được quy định tại Điều 16 Nghị định 42/2016/NĐ-CP như sau:
(1) Chủ sở hữu đề nghị đóng bãi cất, hạ cánh có đơn đề nghị theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành theo Nghị định 42/2016/NĐ-CP.
(2) Trình tự, thủ tục giải quyết:
+ Chủ sở hữu bãi cất, hạ cánh gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ quy định tại Điều 19 Nghị định 42/2016/NĐ-CP;
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu bãi cất, hạ cánh để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định đóng bãi cất, hạ cánh, sau khi có văn bản thống nhất với Bộ Giao thông vận tải và thông báo đến chủ sở hữu tàu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(3) Khi hoạt động của bãi cất, hạ cánh vi phạm một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d, đ của khoản 2 Điều 10 Nghị định 42/2016/NĐ-CP; Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định đóng bãi cất, hạ cánh và thông báo với Bộ Giao thông vận tải, chủ sở hữu tàu và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?