Bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương 2024 thì các khoản trợ cấp BHXH cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào?

Bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương 2024 thì các khoản trợ cấp BHXH cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào? Thắc mắc của chị H.T ở Bến Tre.

Bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương 2024 thì các khoản trợ cấp BHXH cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào?

Theo tinh thần tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Theo đó sau cải cách tiền lương sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện nay đang quy định rất nhiều khoản trợ cấp gắn với mức lương cơ sở gồm có: Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau; trợ cấp 1 lần khi sinh con, nhận nuôi con nuôi; trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất hằng tháng.

Để đảm bảo thực hiện thống nhất các quy định pháp luật sau khi cải cách tiền lương tại Mục 6 Phần III Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 đã đưa ra nhiệm vụ sẽ sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực công.

Như vậy, căn cứ theo các nội dung nêu trên thì các khoản trợ cấp BHXH đang gắn với lương cơ sở sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ 01/7/2024 lương cơ sẽ bị bãi bỏ. Do đó các khoản trợ cấp BHXH có thể sẽ được sửa đổi để phù hợp với chính sách tiền lương mới sau khi cải cách tiền lương.

Tại Tờ trình 527/TTr-CP tại đây của Chính phủ về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) ngày 10/10/2023 Chính phủ đang đề xuất sửa đổi các trợ cấp gắn với mức lương cơ sở theo hướng quy định bằng số tiền cụ thể (bằng với mức tuyệt đối của hiện hành), đồng thời quy định các mức này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH.

Theo như nội dung tại Tờ trình dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì có thể sau khi cải cách tiền lương, các khoản trợ cấp BHXH đang gắn với lương cơ sở sẽ được ấn định số tiền cụ thể (bằng với mức tuyệt đối của hiện hành).

Bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương 2024 thì các khoản trợ cấp BHXH cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào? (Hình từ internet)

Quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW 2018 ra sao?

Tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 có đề cập đến quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương như sau:

- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.

- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.

- Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

- Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Khi nào thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?

Chiều ngày 19/9/2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, trong đó nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc sớm thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách căn bản trong năm 2024. Đây cũng là một cú hích cho thị trường lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa.

"Đây là cải cách chứ không phải tăng lương bình thường. Nếu không có gì thay đổi, thời điểm chúng ta có thể áp dụng là từ 1-7-2024"

Như vậy, việc cải cách chính sách tiền lương dự kiến có thể sẽ áp dụng từ 1/7/2024.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Toàn văn Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 01/7/2024 ra sao?
Pháp luật
Bỏ lương cơ sở khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW thì thu nhập của cán bộ công chức tăng hay giảm?
Pháp luật
Lương cơ sở 2024 là bao nhiêu? Tiền lương mới sẽ như thế nào khi thay đổi lương cơ sở 2024 theo Nghị quyết 27?
Pháp luật
Có tăng hệ số lương từ 1/7/2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang không?
Pháp luật
Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu cần triển khai kịp thời theo lộ trình phù hợp, hiệu quả theo Nghị quyết 93/NQ-CP?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, bỏ hệ số lương thì có bỏ bậc lương khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 không?
Pháp luật
Thủ tướng chỉ thị điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cùng với thời điểm cải cách tiền lương đúng không?
Pháp luật
Có tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 đối với giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 không?
Pháp luật
Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Pháp luật
Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an từ 1/7/2024 được xây dựng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào