Bộ Giáo dục và Đào tạo có vai trò gì trong tổ chức thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030?

Cho tôi hỏi: Bộ Giáo dục và Đào tạo có vai trò gì trong tổ chức thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030? - Cô Yên (Nam Định)

Mục tiêu chung của Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì?

Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” hướng đến các đối tượng sau:

- Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non thuộc:

+ Các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

+ Các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

+ Các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, cơ quan có thẩm quyền;

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về mục tiêu, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” xác định các mục tiêu chung như sau:

- Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học;

- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Theo đó, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” sẽ thực hiện theo 03 mục tiêu chung nêu trên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có vai trò gì trong tổ chức thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030?Bộ Giáo dục và Đào tạo có vai trò gì trong tổ chức thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”?

Căn cứ theo Mục V Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” đối với các cơ quan sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Ủy ban Dân tộc;

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Bộ Tài chính;

- Bộ Nội vụ;

- Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Khuyến học Việt Nam và các tổ chức xã hội.

Như vậy, các cơ quan nêu trên có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” là gì?

Theo nội dung được đề cập tại tiểu mục 1 Mục V Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện những công việc sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Chương trình;

- Tổ chức biên soạn tài liệu nguồn phù hợp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về

+ Công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn;

+ Phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Xây dựng Kế hoạch, chương trình triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số; xây dựng phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, trong quá trình thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện những nội dung nêu trên.

Giáo dục mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tải về mẫu thông báo nộp học phí trường mầm non mới nhất? Giáo viên mần non có mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân huyện có được quyền ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non hay không?
Pháp luật
Tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp một cho trẻ em 5 tuổi dưới mọi hình thức có đúng không?
Pháp luật
Đã có Công văn 4868 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non từ 29/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Ngày công bố điểm trúng tuyển cao đẳng mầm non là ngày bao nhiêu? Cơ sở đào tạo công bố điểm trúng tuyển cao đẳng vào các ngành như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động ở cơ sở giáo dục mầm non mà chưa được cho phép thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Điều chỉnh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có hạn chót là ngày nào?
Pháp luật
Công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên có cấp chứng chỉ hành nghề cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non là khi nào?
Pháp luật
Ngưỡng đầu vào nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên và ngành Giáo dục Mầm non 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục mầm non
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
617 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào