Bỏ công đoàn viên chức gồm những ai? Kết thúc hoạt động Công đoàn viên chức theo Nghị quyết 60? Công đoàn viên chức là gì?
Bỏ công đoàn viên chức gồm những ai? Kết thúc hoạt động Công đoàn viên chức theo Nghị quyết 60? Công đoàn viên chức là gì?
>> Chưa bỏ cán bộ không chuyên trách thôn, tổ dân phố từ 1/8/2025
>> Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam 2025 ở địa phương
>> Bố trí lãnh đạo tỉnh sau sáp nhập tỉnh thành 2025
>> Đề án sáp nhập còn 34 tỉnh thành có hiệu lực từ 1/7/2025
>> Bản đồ các tỉnh sau sáp nhập theo Thông tư 28 từ 28/5/2025
>> Đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố trên cả nước 2025
>> Lịch khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên TPHCM từ ngày 23 đến 29/4/2025
Công đoàn Viên chức Việt Nam gồm 02 hệ thống: Công đoàn Viên chức các bộ, ban, ngành, hội, đoàn thể Trung ương và Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Theo Nội dung Công đoàn Viên chức qua các kỳ đại hội của Công Đoàn viên chức Việt Nam tải về nêu rõ:
Công đoàn Viên chức Việt Nam được thành lập ngày 02/7/1994 theo Quyết định 739/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Theo Quyết định này, Công đoàn Viên chức Việt Nam trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Viên chức Việt Nam chỉ đạo trực tiếp công đoàn các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể Trung ương đồng thời phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thành lập và chỉ đạo Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có đề cập việc kết thúc hoạt động công đoàn viên chức, giảm mức đóng đoàn phí của đoàn viên như sau:
- Về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ: (1) Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã như Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. (2) Thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.
Như vậy, một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII là thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.
Nếu chủ trương này được thông qua thì sẽ bỏ công đoàn viên chức gồm 02 hệ thống: Công đoàn Viên chức các bộ, ban, ngành, hội, đoàn thể Trung ương và Công đoàn Viên chức tỉnh, thành phố.
Tiếp tục cập nhật Thông tin "Bỏ công đoàn viên chức gồm những ai? Kết thúc hoạt động Công đoàn viên chức theo Nghị quyết 60?"
>> Chỉ đạo mới: Kế hoạch 40/KH-BCĐ về sửa đổi, ban hành VBQPPL khi bỏ cấp huyện
>> Danh sách 34 tỉnh thành mới nhất 2025
>> Bản đồ 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025
Bỏ công đoàn viên chức gồm những ai? Kết thúc hoạt động Công đoàn viên chức từ 30 6 2025? Công đoàn viên chức là gì? (Hình từ Internet)
Các nguyên tắc quản lí và sử dụng tài chính công đoàn thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định các nguyên tắc quản lí và sử dụng tài chính công đoàn như sau:
- Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn.
- Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
- Các cấp công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Phân cấp thu tài chính công đoàn để chủ động trong việc thu tài chính công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
Đối với đơn vị được phân cấp thu để xảy ra tình trạng thất thu, không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn; không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên nếu không có lý do chính đáng thì tập thể, cá nhân có liên quan phải bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
- Phân phối, điều tiết nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn đúng quy định.
- Định mức chỉ của đơn vị nộp kính phí về công đoàn cấp trên cao hơn định mức chỉ của đơn vị tự cân đối; định mức chỉ của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chỉ của đơn vị được công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ theo quy định của Tổng Liên đoàn.
- Thưởng thu, nộp tài chính công đoàn nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu, nộp tài chính công đoàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; nộp đầy đủ lên công đoàn cấp trên; sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính công đoàn.
Đơn vị hoàn thành kế hoạch thu, nộp trong năm mới được trích thưởng; trường hợp vì lý do khách quan sang quý 1 năm sau mới hoàn thành kế hoạch thu, nộp, thì việc trích thưởng do Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
- Các quỹ công đoàn
+ Chênh lệch thu chi (thặng dư) của các cấp công đoàn, sau khi kết thúc năm tài chính, được thực hiện phân chia thành các quỹ như sau:
(i) Đối với công đoàn cơ sở không có tổ chức bộ máy kế toán: Chênh lệch thu chỉ (thặng dư) được trích lập 100% vào Quỹ hoạt động thường xuyên.
(ii) Đối với công đoàn cơ sở có tổ chức bộ máy kế toán: Chênh lệch thu chỉ (thặng dư) được trích lập: Quỹ đại diện, bảo vệ người lao động 30%, Quỹ hoạt động thường xuyên 70%.
(iii) Đối với công đoàn cấp trên cơ sở: Chênh lệch thu chỉ (thặng dư) được trích lập: Quỹ đại diện, bảo vệ người lao động 30%, Quỹ hoạt động thường xuyên 50%, Quỹ đầu tư 20%.
+ Tổng Liên đoàn quy định việc điều tiết các quỹ trên.
+ Các cấp công đoản phải lập kế hoạch sử dụng các quỹ tại đơn vị. Số quỹ chưa có kế hoạch sử dụng được gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng có uy tín để tạo nguồn cho các quỹ.
Tài sản công đoàn hình thành từ đâu?
Căn cứ tại Điều 21 Quy định kèm theo Quyết định 1408/QĐ-TLĐ năm 2024 quy định về tài sản công đoàn như sau:
Tài sản công đoàn
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn; từ nguồn vốn của Công đoàn; tài chính công đoàn; tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật; tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản của Công đoàn.
Theo đó, tài sản công đoàn hình thành từ:
(1) Nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn;
(2) Nguồn vốn của Công đoàn;
(3) Tài chính công đoàn;
(4) Tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật;
(5) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước;
(6) Các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn nghị luận về rác thải nhựa trong trường học chọn lọc? Dẫn chứng về rác thải nhựa? Rác thải nhựa là gì?
- Sáp nhập xã: Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã thì độ tuổi người giữ chức vụ sau sáp nhập được quy định là bao nhiêu?
- Hồ sơ thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm năm 2025 cấp tỉnh?
- Lễ hội Hoa sim biên giới năm 2025 ngày nào? Lễ hội Hoa sim biên giới 2025 tổ chức ở đâu? Lễ hội Hoa sim biên giới Móng Cái?
- Membership là gì? Membership sử dụng vào việc gì? Chính sách về đầu tư kinh doanh năm 2025 ra sao?