Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn gồm những tiêu chí nào? Có những cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn nào?

Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn gồm những tiêu chí nào? Có những cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn nào? Anh P ở Nam Định.

Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn gồm những tiêu chí nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn bao gồm các nhóm tiêu chí như sau:

(1) Về định hướng kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn: Doanh nghiệp có triết lý về kinh doanh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong tầm nhìn, sứ mệnh, hoặc có mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hoạt động hướng đến kinh tế tuần hoàn.

(2) Về áp dụng kinh tế tuần hoàn trong công đoạn sản xuất và tiền sản xuất:

- Tiêu chí về giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;

- Tiêu chí về kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;

- Tiêu chí về hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

(3) Về áp dụng kinh tế tuần hoàn trong công đoạn sau bán hàng, bao gồm vận chuyển giao hàng, sử dụng sản phẩm, thu hồi sản phẩm:

- Tiêu chí về sử dụng năng lượng tái tạo; tái chế, tái sử dụng vật liệu tiêu hao; dịch vụ sửa chữa hoặc bảo trì sản phẩm; thông tin bao bì, nhãn mác sản phẩm;

- Tiêu chí về tái chế sản phẩm, quản lý thu hồi, thu gom sản phẩm;

- Tiêu chí về sử dụng hạt vi nhựa hoặc nhựa không tự phân hủy.

Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn gồm những tiêu chí nào?

Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn gồm những tiêu chí nào? (Hình ảnh từ Internet)

Có những cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 140 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có những cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn sau:

(1) Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn đối với các hoạt động sau:

- Nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn;

- Cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.

(2) Tổ chức, cá nhân có hoạt động, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Điều 131, 132, 133, 134, 135 và 137 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và quy định của pháp luật khác có liên quan và cơ chế khuyến khích về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại các Điều 154, 155, 156 và 157 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

(3) Nhà nước khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế tuần hoàn sau:

- Nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;

- Phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn;

- Áp dụng các biện pháp cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải;

- Huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;

- Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn được hỗ trợ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT thì mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh doanh bền vững nên căn cứ theo quy định tại khoản 2 Mục II Quyết định 167/QĐ-TTg năm 2022 thì doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:

- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.

- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.

- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.

Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung tại điểm a khoản này theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật.

Thông tư 13/2023/TT-BKHĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 27/01/2023

Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc đánh giá của Hội đồng trong chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có những nguyên tắc thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025 nào?
Pháp luật
Bộ công cụ đánh giá mô hình kinh doanh áp dụng kinh tế tuần hoàn gồm những tiêu chí nào? Có những cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
2,596 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào