Bộ Công an đề xuất hết thời hiệu thi hành án tử hình được xuống án chung thân? Bỏ tử hình đối với 8 tội danh nào?
Bộ Công an đề xuất hết thời hiệu thi hành án tử hình được xuống án chung thân
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Dự án này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
>> Tải về toàn bộ hồ sơ dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Dự kiến, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2025).
Theo Tờ trình 155/TTr-BCA năm 2025, qua tổng kết 08 năm thi hành thấy rằng, Bộ luật Hình sự đã góp phần quan trọng trong quản lý xã hội, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của tổ chức, của Nhà nước và của công dân. Tuy nhiên, sau hơn 08 năm thi hành, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi lớn về mọi mặt nên quy định của Bộ luật Hình sự đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, trong đó có vướng mắc, bất cập, cụ thể.
Theo Bộ Công an thì Bộ luật Hình sự hiện hành quy định cụ thể về thời hiệu thi hành bản án tại Điều 60, theo đó khi hết thời hạn quy định, người bị kết án không phải chấp hành về bản án đã tuyên, đối với các trường hợp xử phạt tử hình thì thời hiệu thi hành bản án là 20 năm.
Nhưng Bộ luật không có quy định sau khi hết thời hiệu thi hành bản án tử hình, người bị kết án tử hình có được chuyển xuống hình phạt khác như: tù chung thân, phạt tù có thời hạn hay được trả tự do và chưa có thủ tục chuyển hình phạt.
Thực tế, có 17 bị án bị giam hơn 15 năm nhưng vẫn chưa được thi hành án, gây lúng túng cho các cơ quan thực thi trong việc áp dụng quy định tại Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 1999 hay Điều 60 Bộ luật Hình sự hiện hành, cho hay không cho các bị cáo hưởng thời hiệu.
Tại dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi 2025 thì để khắc phục, Bộ Công an đề xuất bổ sung quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự về trường hợp hết thời hiệu thi hành bản án tử hình, theo đó, sau khi hết thời hiệu thi hành bản án tử hình, người bị kết án tử hình được chuyển xuống hình phạt tù chung thân hoặc chung thân không xét giảm án; bổ sung quy định về thủ tục tố tụng khi người bị kết án được chuyển sang hình phạt tù chung thân hoặc chung thân không xét giảm án.
Bộ Công an đề xuất hết thời hiệu thi hành án tử hình được xuống án chung thân? Bỏ tử hình đối với 8 tội danh nào? (Hình từ internet)
Đề xuất bỏ tử hình với 8 tội danh
Tại tiểu mục 2 Mục V Tờ trình 155/TTr-BCA năm 2025 có nêu nội dung cơ bản của dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi 2025.
Trong đó, dự kiến bỏ hình phạt tử hình và thay bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án (vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội) tại 05 tội danh theo Đề án “Rà soát, đánh giá những bất cập trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự liên quan đến áp dụng hình phạt tử hình và thi hành án tử hình; nghiên cứu giảm bớt tội danh bị áp dụng hình phạt tử hình; tăng cường áp dụng biện pháp chuyển đổi từ hình phạt tử hình sang hình phạt tù” của Đảng ủy Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trình Bộ Chính trị cho ý kiến (tại Công văn 13936-CV/VPTW năm 2025 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương), gồm các tội danh sau:
+ Tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 109 Bộ luật Hình sự).
+ Tội “Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 114).
+ Tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh” (Điều 194 Bộ luật Hình sự).
+ Tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý” (Điều 250 Bộ luật Hình sự).
+ Tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược” (Điều 421 Bộ luật Hình sự).
Bên cạnh đó, bỏ hình phạt tử hình và thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án ở một số tội danh khác như sau:
- Tội gián điệp (Điều 110);
- Tội tham ô tài sản (Điều 353);
- Tội nhận hối lộ (Điều 354).
Như vậy, dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 08/18 tội danh (44,44%) có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.
Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự
Căn cứ tại Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh THCS được miễn học phí từ tháng 9/2025? Học sinh trường ngoài công lập có được hỗ trợ học phí không?
- Rút gọn bản đồ sáp nhập 63 tỉnh thành Việt Nam theo Tờ trình 624, yêu cầu 02 bản đồ cho tất cả ĐVHC thực hiện sắp xếp?
- 63 ĐVHC cấp tỉnh, số ĐVHC có quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn theo Tờ trình 624 là nguyên nhân ban hành NQ sắp xếp ĐVHC?
- Gia sư dạy kèm có phải đăng ký kinh doanh không? Những nguyên tắc cần lưu ý khi làm gia sư dạy kèm?
- Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đúng không?