Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải phải được quản lý và sử dụng theo quy định nào?
Quy định về việc sử dụng biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT có quy định như sau về việc sử dụng biểu mẫu in sẵn xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải:
- Biểu mẫu in sẵn được đóng thành quyển, mỗi quyển có tối thiểu 25 biểu mẫu. Biểu mẫu được đánh số theo thứ tự, trình tự thời gian ban hành của cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong năm, bắt đầu từ số 01 (một);
- Một biên bản vi phạm hành chính có 03 liên; liên 1 màu trắng lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính hoặc gửi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp chuyển vụ việc vi phạm; liên 2 màu hồng giao cho đối tượng vi phạm hành chính; liên 3 màu vàng, không xé rời khỏi quyển biểu mẫu hoặc chuyển cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người vi phạm trong trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên;
- Một quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản có 04 liên, liên 1 màu trắng lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính; liên 2, liên 3 màu hồng, một liên giao cho đối tượng vi phạm hành chính, một liên gửi cho tổ chức nơi thu tiền phạt hoặc gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan; liên 4 màu vàng, không xé rời khỏi quyển biểu mẫu hoặc chuyển cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người vi phạm trong trường hợp ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên;
- Biểu mẫu in sẵn khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này phải có đủ số liên để gửi, giao cho các tổ chức, cá nhân liên quan nêu trong biểu mẫu.
Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải phải được quản lý và sử dụng theo quy định nào?
Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải phải được quản lý như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT có quy định về việc quản lý biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải như sau:
- Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải xây dựng, ban hành quy định nội bộ, lập sổ bằng giấy hoặc lập trên máy tính theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để quản lý việc in ấn, cấp phát, sử dụng, thu hồi, huỷ, đánh số biểu mẫu và theo dõi xử phạt vi phạm hành chính;
- Biểu mẫu in sẵn bị hỏng trong quá trình sử dụng phải được gạch chéo từ bốn góc biểu mẫu và người thực thi nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính làm hỏng biểu mẫu phải có văn bản giải trình nêu rõ nguyên nhân có xác nhận của cấp trên trực tiếp và báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
- Biểu mẫu in sẵn hỏng, tồn, không sử dụng phải được tiêu huỷ; việc tiêu huỷ biểu mẫu được thực hiện theo quy định pháp luật về lưu trữ và được lập thành biên bản.
3 Mẫu quản lý trong xử phạt vi phạm hành chính ngành giao thông vận tải là gì?
(i) Mẫu Sổ theo dõi biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải được quy định tại mẫu MS01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 30/2022/TT-BGTVT:
Hướng dẫn ghi đối với sổ theo dõi biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải:
- Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa chỉ nơi lập biên bản.
(3) Ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi lập biên bản.
(4) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(5) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi họ và tên của người lập biên bản.
(7) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức vi phạm hành chính.
(8) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm hành chính.
Tải Mẫu Sổ theo dõi biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải: Tại đây
(ii) Mẫu Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại mẫu MS02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 30/2022/TT-BGTVT:
Hướng dẫn ghi đối với sổ heo dõi xử phạt vi phạm hành chính:
Cột (5): Ghi rõ từng hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính;
Cột (8): Ghi rõ điểm, khoản, điều và tên văn bản quy phạm pháp luật áp dụng để xử phạt (ví dụ: điểm a khoản 1 Điều 24 NĐ100);
Cột (10): Ghi rõ thời gian tước và loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước (ví dụ: Tước quyền sử dụng GPLX 02 tháng);
Cột (12), (13), (14): Đánh dấu (x) đối với trường hợp đối tượng vi phạm đã thực hiện xong;
Các cơ quan, đơn vị có thể bổ sung thêm nội dung theo quy chế quản lý nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Tải Mẫu Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính: Tại đây
(iii) Mẫu Sổ theo dõi tạm giữ, giữ, trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, giữ được quy định tại mẫu MS03 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 30/2022/TT-BGTVT:
Hướng dẫn ghi đối với sổ theo dõi tạm giữ, giữ, trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, giữ:
Cột (4): Ghi rõ loại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ (như: tạm giữ phương tiện biển kiểm soát...; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện...); loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị giữ (như: giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định phương tiện...);
Cột (9): Ghi rõ lý do bị tạm giữ, giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 1, khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2020 (như: để xác minh tình tiết vụ việc vi phạm; để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt; giữ trong thời gian tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề);
Các cơ quan, đơn vị có thể bổ sung thêm nội dung theo quy chế quản lý nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Tải Mẫu Sổ theo dõi tạm giữ, giữ, trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, giữ: Tại đây
Thông tư 28/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?