Biện pháp lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) như thế nào?
- Các chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới?
- Mục tiêu lồng ghép bình đẳng giới trong dự án luật dầu khí (sửa đổi)?
- Các vấn đề về giới trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
- Các biện pháp lồng ghép giới trong xây dựng dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
- Dự báo tác động của các quy định trong dự án Luật khi được ban hành đối với vấn đề giới Dầu khí (sửa đổi)
Các chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới?
Căn cứ Điều 7 Luật Bình đẳng giới 2006, theo đó quy định như sau:
"Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
1. Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
2. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
3. Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
4. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.
5. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước."
Vấn đề về giới được xác định như thế nào? Biện pháp giải quyết trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)?
Mục tiêu lồng ghép bình đẳng giới trong dự án luật dầu khí (sửa đổi)?
Căn cứ theo Mục I Báo cáo 81/BC-BCT năm 2022 theo đó:
- Mục tiêu chung : Mục tiêu tổng quát là nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị về hoàn thiện thể chế phát triển ngành dầu khí, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về dầu khí, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, góp phần cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí. Xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước để phát triển ngành dầu khí, tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng để mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
- Mục tiêu cụ thể
+ Thứ nhất, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định của pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật khác có liên quan.
+ Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý để mọi cá nhân (không phân biệt nam và nữ) được bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, tham gia vào hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
+ Thứ ba, tạo lập chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực dầu khí, tạo thêm công ăn việc làm cho các lao động người Việt Nam.
Các vấn đề về giới trong dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục III Báo cáo 81/BC-BCT năm 2022 theo đó:
Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) có liên quan tới vấn đề giới và bình đẳng giới, cụ thể phạm vi điều chỉnh của luật quy định về hoạt động dầu khí và điều tra cơ bản về dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, đất liền, hải đảo và vùng biển Việt Nam, trong đó có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư không làm phát sinh bất bình đẳng giới, bảo đảm quyền của mỗi giới trong nội dung, trình tự thủ tục văn bản theo quy định.
Các biện pháp lồng ghép giới trong xây dựng dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi)
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục III Báo cáo 81/BC-BCT năm 2022 theo đó:
Dự thảo Luật đã đề xuất các biện pháp lồng ghép vấn đề bình đẳng giới ở những quy định cụ thể sau:
- Dự thảo Luật quy định về việc Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư thực hiện các hoạt động dầu khí ở Việt Nam (khoản 2 Điều 5) và Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền lợi hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài | tiến hành các hoạt động dầu khí ở Việt Nam (khoản 3 Điều 5), không có bất bình
đẳng giới tính.
- Dự thảo Luật quy định giải quyết các tranh chấp trong hợp đồng dầu khí, hoạt động dầu khí giữa các bên nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nhà thầu, nhà đầu từ nước ngoài, đảm bảo bình đẳng giới giữa các bên (Điều 30).
Dự báo tác động của các quy định trong dự án Luật khi được ban hành đối với vấn đề giới Dầu khí (sửa đổi)
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục III Báo cáo 81/BC-BCT năm 2022 theo đó:
Sau khi được ban hành, dự án Luật không tạo nguy cơ xảy ra bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử thiếu công bằng đối với nữ giới, các đối tượng yếu thế trong xã hội.
- Thứ nhất, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới, Luật tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, không phân biệt nam và nữ thực hiện quyền tham gia hợp đồng dầu khí và hoạt động dầu khí; hạn chế tình trạng các đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động dầu khí (nhất là phụ nữ và trẻ em, dân cư ở khu vực khó khăn, chậm phát triển) bị thiệt thòi do tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình thực hiện hoạt động dầu khí.
- Thứ hai, Luật tạo điều kiện để các cá nhân có quyền tiếp cận thông tin về chính sách, thủ tục hành chính về hoạt động dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?