Bệnh viện có cần bổ sung vào danh mục dịch vụ kỹ thuật y tế trong trường hợp thêm kỹ thuật chưa có trong danh mục và không thực hiện khám BHYT không?
Bệnh viện có cần bổ sung vào danh mục kỹ thuật y tế trong trường hợp thêm kỹ thuật chưa có trong danh mục và không thực hiện khám BHYT đối với kỹ thuật này?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 43/2013/TT-BYT có quy định về việc bổ sung danh mục kỹ thuật y tế hay danh mục kỹ thuật trong cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Hồ sơ đề nghị phê duyệt Danh mục kỹ thuật bổ sung
...
3. Danh mục kỹ thuật đề nghị phê duyệt bổ sung gồm:
a) Các kỹ thuật quy định cho tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần bổ sung;
b) Các kỹ thuật của tuyến trên cần bổ sung mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có đủ điều kiện thực hiện được;
c) Hồ sơ mô tả năng lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị y tế; hiệu quả kinh tế - xã hội và phương án triển khai thực hiện kỹ thuật.
Như vây, trường hợp thêm kỹ thuật chưa có trong danh mục thì không phụ thuộc vào việc có khám BHYT đối với kỹ thuật hay không mà phụ thuộc vào hai trường hợp:
+ Các kỹ thuật quy định cho tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần bổ sung;
+ Các kỹ thuật của tuyến trên cần bổ sung mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã có đủ điều kiện thực hiện được;
Nếu bệnh viện bổ sung kỹ thuật thuộc trường hợp trên phải tiến hành thủ tục bổ sung vào Danh mục kỹ thuật theo quy định pháp luật.
Danh mục kỹ thuật y tế
Thủ tục phê duyệt danh mục kỹ thuật y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 43/2013/TT-BYT có quy định về việc bổ sung danh mục kỹ thuật trong cơ sở khám chữa bệnh như sau:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 8 Thông tư 43/2013/TT-BYT về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc Sở Y tế theo thẩm quyền. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Công an gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Y tế - Bộ Công an; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Giao thông vận tải gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Y tế - Bộ Giao thông vận tải.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (căn cứ vào ngày ghi trên sổ công văn đến) cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét xác định hồ sơ hợp lệ hoặc chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể tài liệu bổ sung và các nội dung phải sửa đổi, bổ sung. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo nội dung của văn bản thông báo và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã bổ sung hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Khoản này cho đến khi hồ sơ đạt yêu cầu.
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (căn cứ vào ngày ghi trên sổ công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt Danh mục kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc thẩm định được tiến hành trên hồ sơ, trường hợp cần thiết, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập Hội đồng chuyên môn để thẩm định một phần hoặc toàn bộ danh mục kỹ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Sau khi thẩm định, Cục Y tế - Bộ Công an, Cục Y tế - Bộ Giao thông vận tải gửi kết quả thẩm định của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý gồm công văn, biên bản thẩm định và danh mục kỹ thuật đã thẩm định về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế hoặc Sở Y tế để đề nghị phê duyệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2013/TT-BYT.
+ Đối với các kỹ thuật vượt quá năng lực thẩm định của cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế để tổ chức thẩm định, phê duyệt.
Chủ thể nào sẽ thẩm duyệt phê duyệt Danh mục kỹ thuật y tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 43/2013/TT-BYT có quy định những chủ thể sau sẽ thẩm duyệt phê duyệt Danh mục kỹ thuật y tế:
- Bộ trưởng Bộ Y tế trong trường hợp:
+ Phê duyệt lần đầu và phê duyệt bổ sung Danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của các Bộ, ngành khác và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân do Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;
+ Phê duyệt Danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp Danh mục kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Sở Y tế nhưng Sở Y tế chưa đủ khả năng thẩm định về chuyên môn.
- Giám đốc Sở Y tế trong trường hợp:
+ Phê duyệt Danh mục kỹ thuật lần đầu và Danh mục kỹ thuật bổ sung của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ, ngành khác trên địa bàn và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động, trừ các cơ sở khám, chữa bệnh mà Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt.
+ Trường hợp Danh mục kỹ thuật thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Sở Y tế nhưng Sở Y tế chưa đủ khả năng thẩm định về chuyên môn thì đề nghị Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?